Bài mới nhất

Nam Phi quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia trong thương mại và hải quân của đất nước, cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp hàng hải và khoa học, bao gồm luật biển và an toàn môi trường. Điều này đã được Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Liên bang Nga, bà Sibanda-Tusi nói trong chuyến thăm Đại học Hàng hải vào thứ 6 tuần trước, ngày 8 tháng 9 năm 2017.
Theo bà Siband-Tusi, chuyến thăm Đại học Hàng hải là sự tiếp nối của các cuộc đàm phán bắt đầu hai năm trước đây. Lần này, chuyến thăm được  diễn ra trong khuôn khổ hoạt động của phái đoàn Nam Phi tại Diễn đàn Kinh tế Đông Á lần thứ ba. Cần phải lưu ý rằng việc tham gia vào diễn đàn đã diễn ra thành công cho phái đoàn đối với các vấn đề kinh tế, Đại sứ nói rằng lĩnh vực giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực hợp tác hứa hẹn giữa Nam Phi và Liên bang Nga. Hiện tại có khoảng 350 sinh viên Nam Phi hiện đang theo học tại các trường đại học ở Nga, nhưng tất cả đều học ở phần phía tây của Nga, nhận được hầu hết các ưu tiên của ngành dân sự trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hai năm trước đây, đội tàu biển thương mai ở Nam Phi không hề có gì, mặc dù thực tế là đất nước này được bao bọc bởi vùng biển của hai đại dương - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Hiện nay, Nam Phi đã nhận được hai tàu đầu tiên, trong những năm tới con số của họ sẽ tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy vấn đề đào tạo các chuyên gia cho ngành hàng hải ngày càng trở nên khẩn cấp. Ngoài ra, nước cộng hòa này cũng đang tích cực xây dựng và phát triển lực lượng hải quân, cũng đòi hỏi các chuyên viên có trình độ.
Sau khi làm quen với bài thuyết trình về Đại học Hàng hải, Đại sứ nói rằng Nam Phi đã bị thu hút bởi khả năng của trường, khả năng đào tạo nhiều chuyên gia (từ các kỹ sư hàng hải đến các luật sư, các nhà kinh tế và các nhà sinh thái học về chuyên môn hàng hải) và có kinh nghiệm thành công trong việc đào tạo công dân nước ngoài. Sự chú ý đặc biệt của đoàn đại biểu cũng được thu hút bởi những thông tin đào tạo các ngành hàng hải dành cho con gái. Nam Phi cũng quan tâm đến các chương trình đào tạo và trình độ cao, cũng như các dự án khoa học chung trong lĩnh vực vận tải biển và môi trường, bao gồm hợp tác với Viện Hàng hải Cape Town. Theo đại sứ, khả năng đào tạo công dân Nam Phi tại Đại học Hàng hải sẽ được xem xét cả trong khuôn khổ các thỏa thuận liên chính phủ và tuyển dụng thương mại.
Bên cạnh bà Siband-Tusi, cố vấn kinh tế Nam Phi, ông Moloko Leshaba, tham tán chính trị Đại sứ quán Nam Phi, ông Gunter Bender, cũng như đại diện của lãnh sự danh dự của Nam Phi tại Vladivostok đã tham gia đàm phán. Đại học Hàng hải được đại diện bởi vị phó hiệu trưởng về công tác giáo dục và đào tạo quân sự I.L. Vitkalov, Phó Hiệu trưởng khoa học D.V.Burov,  trưởng phòng các hoạt động quốc tế  SM. Smirnov và trưởng phòng làm việc với sinh viên nước ngoài A.I.Lozhkina.
Nguồn: Ban thông tin
Dịch: Phạm Văn Vượng (BBT)
Một số hình ảnh của chuyến thăm trường Đại học Hàng hải

Sau khi trao đổi thông tin về lịch sử và chương trình đào tạo của hai trường. Cả hai hiệu trưởng cùng bày tỏ mong muốn trong việc hợp tác chung và bàn những dự án giáo dục và khoa học giữa hai trường.
Cả hai trường đều có kinh nghiệm lâu đời trong hợp tác quốc tế và điều này đã được lên kế hoạch phát triển một cách có định hướng. Trường đại học Trung Quốc luôn giữ mối quan hệ hợp tác với các trường quốc tế, trong số đó có các trường Viễn Đông và trường Đại học hàng hải quốc gia Nga liên kết cùng trường Đại Liên. Trường Đại học thương mại Cáp Nhĩ Tân cũng đã có những hoạt động đầu tiên nhằm mở rộng quan hệ với các trường quốc tế trong những năm gần đây, trong số đó thì có trận đấu giao hữu bóng đá giữa hai trường và Đại học Hàng Hải đã giành chiến thắng trong trận đó.
Đến buổi trao đổi này, từ phía ban lãnh đạo trường Đại học Cáp Nhĩ Tân có trưởng phòng hoạt động quốc tế ông Zeng Tao, trưởng phòng bộ phận quan hệ quốc tế ông Jia Wei, hiệu trưởng trường đại học kinh tế ông Xiang Yizhun. Từ phía Đại học Hàng Hải quốc gia liên bang Nga có thầy hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng phụ trách học tập V.V. Klokov, trưởng phòng hoạt động quốc tế ông S.M. Smirnov, trưởng trung tâm đào tạo ngôn ngữ quốc tế N.A. Vasilenko, trưởng bộ phận phụ trách làm việc với sinh viên quốc tế A.I. Lozhkina.
Sau khi kết thúc trao đổi, đoàn cùng ban lãnh đạo trường đã thăm phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng cũng như cơ sở vật chất dạy và học của nhà trường. Cuộc gặp đã để lại ấn tượng tốt với đoàn, mở ra những hướng hợp tác mới.
            Nguồn: Ban thông tin
            Dịch: Bùi Văn Tú (BBT)
Một số hình ảnh của buổi gặp gỡ

24.9.17
Vào ngày 15 tháng 9, nhân kỉ niệm 55 năm thành lập Trường cao đẳng kỹ thuật Hàng Hải Vladivostok (nay là đại học hàng hải Vladivostok), “đại đội 9”- các học viên tốt nghiệp khoa Khai thác máy tàu biển năm 1962, đã đến thăm lại trường Đại học Hàng Hải mang tên đô đốc Nhevelskoy.

Các vị khách đã được chào đón nồng nhiệt bởi hiệu trưởng C.A.Ogai, người đã ghi nhận tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ học viên tốt nghiệp những năm trước với các học viên hiện nay để đào tạo một thế hệ thủy thủ mới dựa trên truyền thống đã phát triển qua nhiều thập kỷ tại trường đại học.
Trợ lý hiệu trưởng A.G.Mikhailov đã bắt đầu cuộc gặp mặt với các học viên tốt nghiệp danh tiếng của “đại đội 9” khoa Khai thác máy tàu biển. Ông thông báo cho các đại biểu về việc thành lập Hiệp hội cựu sinh viên. Theo kế hoạch, đây sẽ là câu lạc bộ bạn bè, những người đã được đào tạo tại trường trong 73 năm qua. Hơn 30 nghìn người đã tốt nghiệp từ trường và họ đang làm việc trên khắp thế giới. Mọi người không chỉ học tập mà còn cùng nhau sống trong kí túc xá, diễn tập, đi trực, lao động, bơi lội, thực hành chế tạo, đua thuyền buồm, xem các buổi nghệ thuật không chuyên, dự tiệc khiêu vũ, nhảy múa- tất cả điều này đã hình thành lên truyền thống vẻ vang của cộng đồng hàng hải- khối đoàn kết anh em, tình đồng đội, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính xác là cuốn sách “đại đội 9” do ông A.V.Korotchetkov đã chuẩn bị.
Ông A.G.Mikhailov đề nghị những người có mặt cuộc gặp mặt trở thành thành viên của Hiệp hội, tham gia vào công việc để thúc đẩy và hỗ trợ việc bảo tồn các truyền thống hàng hải của tổ chức. Đối với tình cảm dành cho trường, trang web của Hiệp hội sẽ là nền tảng độc đáo, nơi có thể nhận được quyền truy cập vào kho dữ liệu cựu học sinh, tìm bạn bè, xem ảnh và phim, đọc các kỉ niệm và lịch sử, tìm hiểu các tác phẩm của các sinh viên đã tốt nghiệp, sinh viên hiện nay và học viên.
Đó là lí do cho cuộc gặp mặt với trường, nhằm phục vụ cho việc xuất bản cuốn sách hồi ký của cựu học viên đại đội 9 khoa Khai thác máy tàu biển về bản thân và về những năm tháng học tập tại trường năm 1958-1962. Nhà biên tập và soạn thảo cuốn sách là một trong những học viên đã tốt nghiệp, hiện đang làm trợ lý giáo sư của Đại học Liên bang Viễn Đông.
Điểm thú vị và khác biệt là số phận của rất nhiều học viên đã tốt nghiệp: nhiều người vẫn trong nghề và làm việc cho Hải quân, một số đã đi làm kinh doanh, những người khác đã trở thành cán bộ khoa học, xã hội và ngoại giao.
Nhưng trong mỗi nghề nghiệp của họ, tình yêu đất nước chân thành không thay đổi, vẫn giữ gìn trong trái tim sự lưu luyến sâu sắc với trường lớp và bạn bè thời thơ ấu của mình.
Vào cuối buổi gặp mặt, diễn ra trong khuôn khổ phòng chung Văn học, tác giả A.M.Korotchenkov đã tặng một số bản mẫu cuốn sách “Đại đội 9.Khoa Khai thác máy tàu biển” cho bảo tàng và thư viện của trường.
Tác giả: M.R.Kameneva
Trưởng Trung tâm Giáo dục lòng yêu nước cho học viên.
Dịch: Trần Diệu Hằng (BBT)













1. Kỳ thi quốc gia ГОС trước khi tốt nghiệp : đây là kỳ thi quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tốt nghiệp bằng khá hay giỏi của các bạn sinh viên, chính vì thế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Kỳ thi GOS của khoa lái tàu gồm có 2 phần: Phần lý thuyết và phần thực hành. Phần thi lý thuyết diễn ra trước kỳ thực tập tốt nghiệp, gồm có 3 môn: Điều khiển tàu biển (Управление судном), Trang thiết bị hàng hải (Технические средства судовождения) và Hàng hải (Судовождение).
- Thời gian thi Phần lý thuyết: Khoảng cuối tháng 12 sẽ thi môn Điều khiển tàu biển (Управление судном), sau kỳ nghỉ tết dương sẽ thi tiếp môn Hàng hải (Судовождение) và sau đó khoảng 1 tuần thì thi môn cuối  là Trang thiết bị hàng hải (Технические средства судовождения).
- Phần chuẩn bị: Khoảng đầu năm học, các học viên cần liên hệ với giáo viên của từng bộ môn để xin đề cương ôn tập. (Tốt nhất là lấy đề cương của các năm trước soạn và ôn tập sớm, nhưng phải theo dõi đề cương chính thức của khoa, vì có thể có những thay đổi về nội dung câu hỏi). Đề cương ôn tập khoảng 100 câu mỗi môn.
- Hình thức thi: Khoảng giữa học kỳ 1, trên văn phòng khoa sẽ có danh sách tên học viên chia theo các nhóm thi GOS và thời khóa biểu thi cho từng nhóm. Mỗi môn thi sẽ có thư ký và thành viên hội đồng chấm thi gồm các giáo viên của bộ môn, các thuyền trưởng của cảng và đại diện của bộ giáo dục ngành hàng hải. Các học viên xếp hàng theo thứ tự để chọn đề thi, báo cáo số thứ tự đề cho thư ký và ngồi vào bàn để chuẩn bị. Sau khoảng 15 đến 20 phút sẽ được gọi lên trả lời theo kiểu thi vấn đáp. Thường thì mỗi thí sinh sẽ có 2 đến 3 thành viên hội đồng cùng hỏi và chấm điểm. Số lượng và mức độ câu hỏi khó hay dễ tùy thuộc vào khả năng hiểu và nắm vững kiến thức của thí sinh. Sau khi tất cả thí sinh đã hoàn thành xong phần thi và ra khỏi phòng, hội đồng sẽ thảo luận và cho điểm từng thí sinh rồi công bố điểm ngay sau đó.
             Ngoài 3 môn thi GOS, khoảng giữa tháng 12 còn có kỳ thi môn tiếng anh (Итоговый экзамен), gồm có các phần: nghe, nói – hội thoại theo tình huống, đọc hiểu, viết. (Đề cương có sẵn)                                                                                                                                             
2. Tham gia các khóa học thực hành Тренажеры:  Trong học kỳ 1, sau khi đi học được khoảng 1 tháng, các bạn học viên sẽ có khoảng 5-6 tuần tham gia các khóa thực hành để lấy các chứng chỉ phục vụ cho việc nhận và đổi bằng sau này. Để nhận được chứng chỉ, các học viên phải tham gia đầy đủ Tất Cả các buổi học và thi sát hạch cuối mỗi khóa học. Chính vì thế khoảng đầu tháng 10, khi có lịch trực nhật, các bạn phải trao đổi sớm với chỉ huy để được xếp trực vào cuối tuần, không phải bỏ qua một buổi học nào.
3. Việc chọn đề tài tốt nghiệp và giáo viên hướng dẫn viết Diplom: Thường thì vào cuối năm thứ tư, các giáo viên chuyên ngành sẽ có trao đổi một vài thông tin về số lượng và nội dung đề tài Diplom của mình. Các bạn học viên chú ý suy nghĩ kỹ để lựa chọn giáo viên hướng dẫn và đề tài phù hợp. Việc chọn đề tài và giáo viên hướng dẫn tốt nhất nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì mỗi giáo viên chỉ nhận một số sinh viên nhất định. Do đó, khoảng cuối năm 4, đầu năm 5, các bạn nên liên hệ với thầy cô mình muốn viết diplom để trao đổi xem họ có những đề tài hay nào để lựa chọn hoặc đề nghị đề tài mà mình muốn viết.
            4. Việc thực tập tốt nghiệp: Thời gian tốt nghiệp dành cho năm cuối khoảng 4 tháng (từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5). Các học viên cần lưu ý đến tổng thời gian thực tập của mình đã có từ các năm trước cộng với 4 tháng thực tập năm cuối phải đủ 12 tháng thì mới được nhận bằng. Nếu chưa đủ 12 tháng, cần liên hệ với Trưởng khoa để giải quyết càng sớm càng tốt.
Các học viên lưu ý giữ gìn cẩn thận các giấy chứng nhận thực tập (справки плавания), các chứng chỉ thực hành và sổ khám sức khỏe.
Khoảng thời gian thực tập năm cuối còn phục vụ cho việc viết diplom tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập cần tìm hiểu kỹ càng những vấn đề liên quan đến đề tài cũng như chuẩn bị tài liệu, chụp ảnh cho luận văn.
Trước khi rời tàu, phải kiểm tra lại các chữ ký trong Журнал практики, справки плавания, Характеристика, Мореходная книжка...
5. Phần báo cáo thực tập: Trước khi đi thực tập, cần đến các giáo viên bộ môn ТСС, Управление судном, Английский язык, Навигация и Астрономия để hỏi về việc làm báo cáo thực tập cũng như nhận Задание để hoàn thành trong quá trình thực tập.
Báo cáo thực tập được trả càng sớm càng tốt sau khi trở lại trường sau kỳ thực tập.
6. Phần thực hành của kỳ thi GOS: Sau khi xong kỳ thực tập, khoảng giữa tháng 6 các học viên sẽ tiếp tục thi phần thực hành gồm có 8 phần: Управление судном, ТСС, ТУС, Судовождение (Приливы, Астрономия, ГМОС, Навигационная прокладка, Навигация). Các học viên thi theo nhóm được chia giống như khi thi lý thuyết.
    - Управление судном: Làm Cadet test phần 5 курс, вахтенный помощник (100 câu)
    - ТСС: Trả lời các câu hỏi thực hành về các thiết bị La bàn từ, la bàn con quay, máy đo độ sâu, tốc kế, máy lái tự động, hoàn thành các thao tác trên các thiết bị điện tử radar…
    - ТУС: Buổi sáng có bài giảng về ổn tính tàu và buổi chiều thi vấn đáp về những nội dung đã được nghe giảng.
    - Приливы: gồm 2 bài tập: tính thủy triểu bằng cách vẽ biểu đồ và tính thủy triều theo biểu đồ có sẵn.
     - Астрономия: làm bài tập xác định поправка гирокомпас theo Солнце và theo восход/заход солнца.
    - ГМОС: tính vận tốc và hướng gió theo vòng СМО và đọc biểu đồ thời tiết.
    - Навигационная прокладка: ra/vào cảng theo створ làm giả định trên máy tính.
    - Навигация: trả lời câu hỏi hàng hải.


Liên kết thư mục tài liệu ôn thi của tác giả chia sẻ.
Tác giả: Huỳnh Kim Khánh
(Cựu học viên khoa Lái đại đội 12)



22.9.17
Vào ngày 16 tháng 9, các học viên đại đội 13 trường đại học hàng hải Vladivostok gia nhập lữ đoàn tàu ngầm số 19, ngày 17 tháng 9 "các lính tàu ngầm" chính thức tuyên thệ bước vào hàng ngũ thứ 165 của Hạm đội Thái Bình Dương, Liên bang Nga.

Trong suốt tháng 8 và tháng 9, các học viên đã trải qua kỳ thực tập trên các tàu quân sự thuộc hạm đội. Trong thời gian đó đã diễn ra cuộc tập trận "Quân đội - 2017", các học viên đã tham gia tập trận.

Tại lễ tuyên thệ cùng các học viên có sự tham dự của các tướng lĩnh chỉ huy, giám sát, người thân, và bạn bè.

Bây giờ, con đường phía trước của các học viên đã thay đổi, sứ mệnh của họ bây giờ là phục vụ Tổ quốc, khi trở thành một sĩ quan hải quân. Chúc mừng các sĩ quan tương lai của hạm đội chúng ta!

Nguồn: Ban thông tin

Dịch: BBT











22.9.17 ,
 Ngày 22 tháng 9 tại Hà Nội đã kết thúc giai đoạn 8 Dự án giáo dục dài hạn “Các trường đại học của Nga” nhằm tăng cường hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục.

                Tham gia giai đoạn 8 có các trường: Đại học Kỹ thuật Quốc gia Nam Nga mang tên M. I. Platonov, Đại học Liên bang Siberia, Đại học Kinh tế Quốc gia Saint Petersbourg, Đại học Nghiên cứu Quốc gia “MIET”, Đại học Nghiên cứu Bách khoa Quốc gia Tomsk, Đại học Hàng hải Quốc gia mang tên G. I.  Nhevelskoy.
                Tuần hoạt động bắt đầu bằng một trong những buổi gặp và làm việc chính theo thông lệ với Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục đích của cuộc gặp là thảo luận điều kiện tuyển chọn các ứng viên Việt Nam sang du học tại các trường đại học Nga theo chế độ học bổng chính phủ (năm 2017 Việt Nam được cấp 953 suất học bổng), cung cấp thông tin về ngành nghề đào tạo và số lượng lưu học sinh mà Nga có thể tiếp nhận ở thời điểm này.  Kết thúc buổi làm việc, phía Việt Nam cảm ơn các trường đại học của Nga đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và học tập của lưu học sinh Việt Nam tại Nga, cung cấp chất lượng đào tạo cao, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng số lượng lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại các trường cụ thể của Nga sẽ gia tăng do các trường tăng cường chiến dịch thông tin, quảng bá như thế này.  
                Tiếp tục các hoạt động theo chương trình của Dự án, đại biểu các trường đại học Nga đã tới thăm và giới thiệu về trường mình với học sinh các trường: Phổ thông Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Phổ thông Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Phổ thông Trung học trực thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam; tham dự các buổi gặp và làm việc với Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phân viện Tiếng Nga Puskin Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân Việt Nam, Đại học giao thông vận tải Hà Nội, Đại học Hà Nội và Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Các bên đã thảo luận khả năng tiến hành các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi cán bộ giảng dạy, vấn đề sinh viên các trường đại học của Nga và Việt Nam tham gia các hoạt động do hai bên tổ chức; đặc biệt quan tâm tới việc thi Olempic tại Việt Nam và chế độ học bổng dành cho sinh viên Việt Nam du học tại Nga.
                Một trong những hoạt động quan trọng là các buổi làm việc với bà N. Shaphinskaya, lãnh đạo Cơ quan đại diện hợp tác LB Nga tại Hà Nội bàn về việc tổ chức và tham gia của các trường đại học Nga vào các kỳ thi Olempic tiếng Nga, toán học, tin học và vật lý trong năm 2018 do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức.
(22/09/2017)
RCNK-Vietnam.org








Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.