Bài viết thuộc chuyên mục "Phóng sự"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phóng sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài học từ tai nạn:
TẦM NHÌN XA HẠN CHẾ VÀ SAI LẦM CỦA ĐẠI PHÓ
Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh
CÁC DIỄN BIẾN DẪN TỚI TAI NẠN
Vào lúc 0400 ngày 11 tháng 12 năm 2011, Tàu ACX HIBISCUS (sau đây gọi là Tàu ACX), contennơ, LOA 182m, rộng 28m, DWT 24.581 tấn, khởi hành từ Singapore trên đường đi Laem Chabang Thái Lan. Đại phó của tàu này đã hoàn thành công việc của mình trên boong và lên buồng lái lúc 0515 để đảm nhận nhiệm vụ trực ca. Lúc 0700 Tàu ACX đã chạy qua Đèn Horsburgh với tốc độ 14,5 nơ, lái tự động giữ ở hướng đi 049 độ. Tàu ACX đã rời khỏi Luồng lưu thông Singapore (TSS) vào lúc 0720. Thời tiết âm u với mưa trung bình (xem Hình 1).
Vào lúc 0721 Tàu HYUNDAI DISCOVERY (sau đây gọi là Tàu HD), contennơ, LOA 274m, rộng 40m, DWT 68.363 tấn, đang tiến đến gần cùng Luồng lưu thông TSS từ phía Đông tới với hướng đi 203 độ, tốc độ 18 nơ. Cùng trong khoảng thời gian này Tàu HD đang vượt qua cơn mưa rào và tầm nhìn suy giảm (xem Hình 1).
Lúc 0730 Tàu ACX đã gặp một cơn mưa rào nặng hạt và tầm nhìn từ buồng lái cũng bị suy giảm. Đại phó đã sử dụng ARPA để nhận biết các mục tiêu một số tàu chung quanh nhưng không nhận ra mục tiêu Tàu HD.
Khoảng 0740 một thực tập sinh Tàu HD nhìn vào thông tin AIS hiển thị trên ECS (Electronic Chart System) và quan sát thấy Tàu ACX. Thực tập sinh này đã báo với Đại phó và cho rằng Tàu ACX sẽ vượt qua an toàn bên mạn trái của Tàu HD. Tuy nhiên, Đại phó đã thay đổi hướng đi về phía phải với hướng mới là 209 °. Đã có thông báo lúc này mưa lớn làm giảm tầm nhìn ở phía bên trái của Tàu HD xuống còn khoảng 5 hải lý.
Trong quá trình điều động, Tàu ACX đã mất hút không còn nhìn thấy. Vào lúc 0747, Đại phó Tàu HD lại tiếp tục chuyển hướng về mạn phải chầm chậm đến 229 độ để tăng khoảng cách khi đi qua Tàu ACX. Tàu ACX tiếp tục giữ hướng 049 độ với tốc độ 14,5 nơ. Vào lúc 0745, có thông báo rằng lượng mưa đã tăng lên và ước tính tầm nhìn từ Tàu ACX giảm xuống còn khoảng 2 liên. Mưa đã làm cho hình ảnh trên radar Tàu ACX bị nhiễu mạnh và hầu hết các mục tiêu đã nhận biết trước đó đều biến khỏi màn hình ARPA radar.
Vào lúc 0750 Tàu HD đã ổn định trên hướng mũi 229 °, cùng với Tàu ACX ở trước mũi khoảng 15 độ bên trái cách 3.5 hải lý. ARPA trên Tàu HD chỉ báo CPA của Tàu ACX sẽ cách chừng 7 liên ở phía mạn trái. Đại phó của Tàu HD đặt đường EBL đi qua mục tiêu Tàu ACX trên màn hình radar để xác nhận rằng hướng ngắm của nó đang ở bên trái như anh ta mong muốn.
Lúc 0750 Thuyền trưởng tàu HD đã vội vã lên buồng lái để kiểm tra tình hình và thấy rằng tầm nhìn xa từ tàu đã giảm xuống còn khoảng 5 liên trong mưa rào lớn. Cả Tàu ACX lẫn Tàu HD đều không phát tín hiệu âm thanh trong tầm nhìn xa hạn chế.
Cũng vào lúc 0750 Phó ba của Tàu ACX lên buồng lái để sẵn sàng thay ca trực. Lúc 0751: 30, Đại phó của Tàu ACX bắt đầu chuyển hướng về bên trái để chạy theo hướng kế hoạch kế tiếp 350 độ. Được biết lúc này Phó ba có nhìn vào màn hình radar và thấy các mục tiêu radar không còn nhìn thấy do nhiễu loạn và anh ấy đã thông báo với Đại phó về tình hình này (xem Hình 2).
Vào lúc 0752, với khoảng cách 2.2 hải lý giữa hai tàu, Thuyền trưởng Tàu HD quan sát trên radar nhận thấy Tàu ACX thay đổi hướng về mạn trái của nó và tiến thẳng về phía tàu mình. Ngay lập tức anh ta kiểm tra thông tin AIS trên ECS và xác nhận rằng con tàu chuyển sang trái chính là Tàu ACX. Lúc 0753: 15, và một lần nữa vào lúc 0753: 30, Đại phó đã gọi Tàu ACX qua VHF (xem Hình 3).
Lúc 0754: 00 Đại phó Tàu HD hỏi Phó ba của Tàu ACX: "Tại sao anh lại đổi hướng sang trái ?" Câu trả lời từ Tàu ACX là không rõ ràng, nhưng chắc chắn là Phó ba nói rằng tàu của anh ta đang quay về phía bắc. Đại phó Tàu HD tiếp tục: "Đừng vượt qua mũi tàu tôi ... tầm nhìn xa bằng 0 bạn phải đổi hướng về phía bên phải”. Lúc 0754: 20 Đại phó Tàu HD yêu cầu Phó ba Tàu ACX thay đổi hướng về mạn phải để tạo ra một CPA tối thiểu là 3 liên. Sau đó anh ta lại hỏi: " Tầm nhìn xa bằng 0, anh đang làm gì vậy ?".
Lúc 0754: 34 Phó ba Tàu ACX trả lời rằng: "Bây giờ chúng tôi đang đổi hướng về phía bắc". Đại phó tiếp tục chuyển hướng Tàu ACX về hướng Bắc, với hướng mũi 017 độ.
Lúc 0755: 00 Đại phó Tàu HD lại gọi Tàu ACX qua VHF một lần nữa. Anh ta nói: "Chuyển mạnh về bên phải, về bên phải ..., bạn đang làm gì vậy? " Không có câu trả lời từ Tàu ACX. Lúc 0755: 13 anh ta phát một tiếng còi dài và ra lệnh hết lái phải vào lúc 0755: 50, lúc này mới nhìn thấy Tàu ACX ở khoảng cách ước chừng 2 liên.
Cũng vào khoảng thời gian đó, Đại phó Tàu ACX mới nhìn thấy Tàu HD rõ ràng ở phía bên trái mũi tàu của mình. Anh ta đánh tay lái hết lái trái, đồng thời kéo tay chuông về vị trí 'dừng khẩn cấp'.
Lúc 0756: 10, mũi của Tàu ACX đâm mạnh vào két balát mạn trái bên cạnh két số 2 của tàu HD. Vào thời điểm đâm va, Tàu HD đang chạy với hướng mũi 229 độ, tốc độ 18 nơ và Tàu ACX có hướng mũi 321 độ với tốc độ 14,1 nơ.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BÀI HỌC
1. Hành động của Đại phó Tàu ACX
Trong tầm nhìn hạn chế, Đại phó Tàu ACX đã đổi hướng con tàu của mình sang bên trái vào đường đi của Tàu HD. Phó ba đã báo với Đại phó rằng một số mục tiêu trên radar không thể nhìn thấy vì bị nhiễu. Anh được cảnh báo từ các cuộc gọi qua VHF của Đại phó Tàu HD yêu cầu anh đổi hướng đi trở lại về phía bên phải. Bất chấp những cảnh báo này, Đại phó của Tàu ACX vẫn tiếp tục chuyển hướng tàu mình về bên trái. Đại phó của Tàu ACX có biểu hiện bị ảnh hưởng bất lợi do mệt mỏi vì phải gánh nặng công việc khi tàu xuất phát trước khi lên buồng lái.
2. Hành động của Đại phó Tàu HD
Đại phó của Tàu HD phát hiện Tàu ACX đã chuyển hướng sang trái nhanh chóng và anh ta còn khoảng 4 phút để hành động trước khi hai tàu va chạm nhau. Quyết định của anh ta sử dụng VHF để thuyết phục Đại phó Tàu ACX để anh ấy đảo ngược hành động chuyển hướng là một phản ứng dễ hiểu trong hoàn cảnh này, vì cách hiệu quả nhất để tránh va chạm lúc này là cho Tàu ACX đổi hướng trở lại sang phải. Tuy nhiên, các cuộc gọi VHF đã trái với hướng dẫn trong Hệ thống quản lý an toàn (SMS), không có gì để đảm bảo thành công và do đó lãng phí khoảng thời gian ngắn ngủi quý báo. Thời gian có thể trôi qua rất nhanh chóng trong tình huống căng thẳng, và mỗi phút là rất quý giá khi điều động một con tàu có kích cở như Tàu HD.
MAIB (Marine Accident Investigation Branch) đã sử dụng Thiết bị mô phỏng buồng lái tiến hành một cuộc thử nghiệm để đánh giá xem Đại phó Tàu HD phải hành động như thế nào mới có thể tránh va chạm. Giả định Tàu ACX duy trì các hướng và tốc độ thực tế như trong tai nạn xảy ra. Thử nghiệm cho thấy nếu Đại phó của Tàu HD cho tàu quay trở về bên phải ngay lập tức sau khi quan sát thấy Tàu ACX chuyển hướng về bên trái, thì Tàu HD sẽ vượt qua trước mũi của Tàu ACX 4 liên.
3. Tầm nhìn xa hạn chế
Cả hai tàu đã vào hoặc gần vào khu vực có tầm nhìn xa hạn chế do mưa lớn trước khi va chạm ít nhất là 25 phút đối với Tàu ACX và khoảng 15 phút đối với Tàu HD. Ngay trước khi va chạm, tầm nhìn xa đã giảm đáng kể và được báo cáo tối thiểu còn 2 liên trong mưa lớn. Vì vậy, cả hai tàu xem như là bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn xa hạn chế theo các quy tắc COLREGS. Cả hai tàu đều không nhìn thấy lẩn nhau, và do đó, theo Quy tắc 19 của COLREGS - Hành động của tàu trong tầm nhìn xa hạn chế - phải được áp dụng cho cả hai Tàu ACX và Tàu HD.
Quy tắc 19 cũng yêu cầu các tàu phải chạy với tốc độ an toàn và và thiết bị động lực của họ phải sẵn sàng cho điều động ngay lập tức. Quy tắc này cũng chỉ ra rằng tất cả các phương pháp sẵn có phải được sử dụng để xác định có nguy cơ va chạm tồn tại hay không. Ngoài ra, quy tắc 35 còn yêu cầu các tàu phải phát tín hiệu âm thanh trong trường hợp này. Nhưng cả hai tầu đều không thực hiện những quy tắc này.
Đại phó của Tàu ACX đã không gọi Thuyền trưởng để báo cáo về tầm nhìn xa hạn chế. Thuyền trưởng của Tàu HD đã nhận biết tầm nhìn xa bị suy giảm nhưng không giảm tốc độ với mong muốn cho tàu đến trạm hoa tiêu đúng giờ như đã hẹn. Tổ buồng lái của cả hai tàu đều không giảm tốc độ đến tốc độ điều động, không tăng cường khả năng cảnh giới (cả bằng mắt thường hoặc bằng radar), không chuyển từ lái tự động sang lái tay và không phát tín hiệu âm thanh theo quy định. Tổ buồng lái của cả hai tàu đáng lẽ phải chuẩn bị chu đáo hơn nhằm ứng phó với tình hình giao thông đông đúc mà họ sẽ gặp phải để áp dụng hành động hiệu quả, tuân thủ COLREGs.
4. Duy trì trực ca
Đại phó của Tàu ACX đã không nhận biết sự hiện diện của Tàu HD bởi vì Tàu HD đã không hiển thị trên màn hình radar của Tàu ACX, khả năng hiển thị bị suy giảm nghiêm trọng. Đại phó cả hai tàu đã không điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng nút kiểm soát nhiễu mưa để giảm ảnh hưởng của nhiễu mưa trên màn hình radar của mình. Thiết bị AIS của Tàu ACX cũng đã chỉ báo sự hiện diện của các tàu gần mình nhất, bao gồm cả Tàu HD. Có thể kết luận rằng Đại phó đã không sử dụng hoặc đã giải thích sai thông tin AIS dù đã có sẵn. Đại phó đã nhận thức tình huống không đầy đủ do sử dụng không hiệu quả các thiết bị hỗ trợ hàng hải lúc nào cũng sẵn sàng.
Nếu quá trình lập kế hoạch hành trình đã xem xét khả năng tầm nhìn xa có thể bị suy giảm do mưa lớn khi con tàu chạy trong luồng giao thông đông đúc trong khu vực này, thì Thuyền trưởng Tàu ACX có thể xác định rằng cần tăng thêm nguồn nhân lực trên buồng lái để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thay đổi hướng về phía bắc. Trong trường hợp này Thuyền trưởng cần phải có mặt trên buồng lái để trợ giúp các sĩ quan trực ca hay tăng cường việc giám sát ở đó.
Rủi ro do sử dụng VHF để tránh va chạm đã được nhấn mạnh trong các Hướng dẫn Hàng hải và đã được cảnh báo nhiều lần trong ngành, nhưng cả hai tàu đều xem nhẹ hướng dẫn này./.
T.V.K
Nguồn tư liệu: Báo cáo điều tra tai nạn của MAIB 2014
Nguồn Bài viết:

https://www.facebook.com/vankinh.tieu.9/posts/244408106086803




Huỳnh Kim Khánh là một trong những học viên Việt Nam xuất sắc nhất, trong năm nay sẽ tốt nghiệp khoa lái tại trường đại học hàng hải Nhevelskoy, tp.Vladivostok (MSUN). Trước khi về Việt Nam để hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp, bạn đã có một chia sẻ về bản thân mình.


Tôi đến từ vùng đất Quảng Nam, Việt Nam trong gia đình làm nghề nông và từ nhỏ đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Sau này, khi thi đại học xong biết thông tin liên doanh Vietsovpetro  có học bổng đi du học Nga, tôi đã gửi hồ sơ dự tuyển. Sau đó tôi trúng tuyển và được cử sang trường MSUN học  tập.  Có lẽ bản thân cũng không chọn nghề mà chính nghề chọn tôi, liên doanh đã chọn tôi.
Trước khi tới Nga tôi chỉ biết rằng người Nga rất tốt và đã giúp đỡ đất nước Việt Nam rất nhiều trong thời gian chiến tranh.
Chúng tôi trải qua hai tháng học tiếng Nga ở Việt Nam và thêm một năm học tiếng tại trường MSUN trước khi trở thành học viên khoa lái.
Ấn tượng đầu tiên về thành phố Vladivostok là nơi đây rất lạnh. Chúng tôi đến Vladivostok vào đầu tháng 10 năm 2011. Mùa thu đầu trong mắt tôi rất đẹp còn mùa đông thì rất lạnh. Chúng tôi mất một thời gian dài để làm quen với cái lạnh này.
Còn việc học tập thì rất thú vị. Môn học mà tôi yêu thích nhất là lý thuyết cấu tạo tàu, điều hướng và xử lý tàu. Những kiến thức này giúp tôi hiểu rõ về nghề nghiệp tương lai của mình. Kì học đầu tiên đối với tôi thật là khó. Chúng tôi đã làm những bài kiểm tra với hình thức là vấn đáp với giáo viên. Đối với tôi, điều này thật mới lạ, vì ở Việt Nam theo tôi biết sinh viên chỉ làm bài kiểm tra giấy. Ở Việt Nam, chúng tôi học ở trường 12 năm, và sinh viên được học lý thuyết nhiều hơn là thực hành.
Ngoài việc học tập tại trường Đại học Hàng hải, chúng tôi còn được tham gia rất nhiều hoạt động tại thành phố, như Diễn đàn  tuổi trẻ của vùng Primorsky, cuộc thi "Tiếng hát hữu nghị" và "Tiếng hát đại dương", khi đó chúng tôi đã hát những bài hát bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt.
Trong quá trình học, nhóm chúng tôi đã đi thực tập trên tàu “Professor Khljustin”,  tàu buồm “Hy vọng” và tàu cung ứng tại Việt Nam.
Kì thi “GOS” là bài kiểm tra cuối cùng trong đó bao gồm tất cả những kiến thức mà chúng tôi đã được học trong 5 năm. Do đó bài kiểm tra cần rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tôi đã hoàn thành bài kiểm tra và đạt được kết quả “xuất xắc”. Bây gìờ tôi đang thực tập trên tàu “Vietsovpetro” tại Việt Nam.
Về luận án của tôi, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tàu dịch vụ vận tải biển. Những điểm quan trọng sỹ quan lái cần nắm rõ khi lần đầu tiên làm việc trên tàu.”. Những kiến thức này là cần thiết với tôi để sau khi ra trường tôi có thể làm việc trên những con tàu loại này. Sau khi tốt nghiệp tôi quay về Việt Nam và sẽ làm việc tại liên doanh “Vietsovpetro”, nơi mà đã cử tôi đi học tại Nga.
Năm năm qua tôi đã đi thăm quan nhiều thành phố ở vùng Primorsky, đi du lịch Moscow bằng tàu hỏa. Trên chuyến đi tôi đã dừng lại Ulan-Ude, Irkutsk, Tomsk, Novosibirsk, Moscow và St.Peterburg. Nga là một nước lớn với những thành phố xinh đẹp, với tuyết trắng lạnh. Nước Nga vẫn luôn ở trong trái tim tôi.

                        Tác giả: Huỳnh Kim Khánh
                        Thực hiện phóng sự: Татьяна Каширская
                        Biên dịch: Bùi Văn Tú, Nguyễn Duy Quang (BBT)








Sau khi vượt qua kì thi đại học tại Việt Nam, học viên Phạm Minh Việt đã từ Việt Nam tới đất nước Nga để đến với ngành hàng hải. Sau một năm học dự bị tiếng Nga, Việt đã trở thành học viên năm nhất khoa Điều khiển tàu biểu của trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy G.I. Trước kì thực tập cuối cùng của mình tại Việt Nam, Phạm Minh Việt có chia sẻ một chút về bản thân.

- Tôi đến với Vladivostok từ một thành phố đông đúc, đó là thành phố Vũng Tàu. Tôi xuất thân từ một gia đình lao động. Cha tôi là một lái xe, còn mẹ tôi là một giáo viên. Khi còn nhỏ tôi đã mong sẽ trở thành một giáo viên dạy toán, bởi vì tôi yêu những con số. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã có được cơ hội để học tập tại nước ngoài - tại Nga, và tôi đã có được nó. Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" đã cử tôi đi học tại trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy.
Trước khi tôi đến Vladivostok, tôi không biết gì về đất nước Nga. Tôi đã được tiếp xúc với tiếng Nga một tháng tại Việt Nam, và sau đó thêm một năm nữa tại trường đại học hàng hải.
Khi tôi đến đây , đến thành phố Vladivostok, tôi cảm thấy nơi đây như vùng ngoại ô, nhưng sau đó tôi lại thấy nó rất thú vị. Mùa đông của Nga rất lạnh và tôi không thích tuyết lắm.
Tôi nhớ bài kiểm tra đầu tiên của một môn học khó trong kì học đầu tiên -  lý thuyết của các thiết bị tàu.
Khi không có tiết học, chúng tôi dọn tuyết trong khuôn viên trường học hoặc trực ban. Chỉ trong thời gian rảnh chúng tôi đi dạo trong thành phố.
Tôi đã thực tập hai lần tại Nga. Lần đầu tiên là trên tàu "Giáo sư Khljustin" và tôi đã được đến Bắc Cực, nơi mà tàu đi qua tuyến đường biển Bắc đến cảng Pevek. Còn lần thứ hai là trên còn tàu "Hi vọng" và được tới cảng Hàn Quốc.

Tôi đã chọn đề tài luận án: "Đánh giá rủi ro khi chuyển hướng trên các tàu của liên doanh Vietsovpetro", bởi sau khi tốt nghiệp tôi sẽ làm việc tại đó.

Tác giảPhạm Minh Việt
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịchNguyễn Duy Quang (BBT)


Bài phóng sự viết về học viên năm 5 khoa Lái, bạn Nguyễn Hải Khánh. Bạn đến thành phố Vladivostok vào năm 2011. Một năm bạn học tiếng Nga tại Viện Giáo dục Quốc tế, sau đó bạn trở thành học viên năm nhất khoa Lái tại trường đại học hàng hải Liên Bang Nga mang tên đô đốc GI Nhevelskoy. Hiện tại bạn đã hoàn tất khóa học tại trường, và nói tốt tiếng Nga. Các giáo viên khoa Lái nhận xét bạn  là một học viên xuất sắc, có trách nhiệm và có động lực cao. Đó cũng là tất cả những gì mọi người thường nói về bạn ấy.
Tôi đến từ thành phố Vũng Tàu, thành phố phía Nam Việt Nam. Ở đây người dân khai thác dầu khí, đánh bắt cá, chơi gôn, trượt sóng và đam mê trò chơi đua chó ... Đôi với tôi, thành phố Vũng Tàu là một thành phố văn minh, giàu đẹp.
Cha tôi là một kỹ sư hóa học, mẹ cô làm nghề kinh doanh. Từ nhỏ, tôi đã muốn trở thành một kỹ sư như cha tôi. Tôi rất vui khi sau một cuộc tuyển chọn, tôi được liên doanh dầu khí Vietsovpetro chọn cử đi học ngành hàng hải tại Nga, thành phố Vladivostok.
Trước khi đến Nga, tôi biết rất ít về rượu vodka, loài gấu, súng trường Kalashnikov và cái lạnh ở Nga. Khi ở Việt Nam, nhiệt độ thấp nhất chỉ khoảng 23 độ và tôi không cần mặc áo khoác ấm. Thời gian đầu, tôi đã rất khó khăn để chịu đựng mùa đông nước Nga, và sau đó tôi đã quen dần hơn.
Trước khi đến thành phố Vladivostok, tôi rất lo lắng, bởi vì tôi chỉ được học tiếng Nga 2 tuần trước đó. Khi tôi đặt chân đến, tôi chỉ  biết có hai từ "xin chào", "cảm ơn" và một câu "Tôi không hiểu". Và tôi nhanh chóng nhận ra rằng tiếng Nga thật khó, và suốt cả năm dự bị, tôi đã học tập tiếng Nga rất chăm chỉ.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến đây là rừng cây. Ở Nga có rất nhiều rừng, thời tiết rất lạnh, lại còn có cả biển. Giai đoạn đầu, tất cả chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi không biết tiếng Nga, không biết làm thế nào để đổi tiền, không biết tìm cửa hàng ở đâu ... Có giai đoạn, chúng tôi đã ăn chỉ một món mì ...
Tôi là một con người tự do, vì vậy trong suốt năm học, tôi đôi khi không thích kỷ luật nghiêm ngặt dành cho các học viên, song tôi nghĩ rằng việc dậy sớm vào buổi sáng là rất hữu ích. Vì tôi luôn đi ngủ rất muộn, vì vậy tôi thú nhận rằng vì lý do này, đôi khi vi phạm kỷ luật.

Kỳ học đầu tiên với tôi là đáng sợ nhất! Tôi ngồi và nghe các giảng bài trên lớp, và không hiểu bất cứ điều gì. Môn tôi gặp khó khăn nhất là "Lý thuyết của thiết bị tàu", còn tôi lại rất thích môn toán. Các bạn cùng nhóm chúng tôi, các bạn học viên Nga, hiểu bài giảng tốt hơn chúng tôi. Còn các bạn học viên Việt Nam thì lại học tập rất chăm chỉ. Khi đã là học viên năm lớn, tôi thậm chí đã có thể tự tin tham gia nhiều hội thi khoa học trẻ.
Chúng tôi nhận được rất nhiều các kỹ năng đi biển cần thiết vào kỳ thực tập đầu tiên trên tàu huấn luyện "Giáo sư Xlustin". Chuyến thực tập để lại ấn tượng khó quên cho chúng tôi, bởi vì chúng tôi đã được đến vùng biển phía Bắc, đi theo con đường vào cổng Bắc cực từ tp. Pevek! Sau đó là các kỳ thực tập trên các tàu của liên doanh "Vietsovpetro" ở Việt Nam, và kỳ thực tập thứ 3 trên con tàu Hi Vọng tại Hàn Quốc.
Kỳ thi "Gos” đối với tôi là khó khăn nhất, bởi vì trong khi thi có sự giám sát của cả hội đồng. Nhưng thật mừng là cả phần lý thuyết và thực hành tôi đã được trả với số điểm cao nhất - điểm 5. Tiếp theo là kỳ thực tập và sau đó là bảo vệ bằng tốt nghiệp. Tôi đã lựa chọn chủ đề cho riêng mình: "Điều chỉnh la bàn tàu với sự trợ giúp của NoriesNauticalTable». Trên tàu, mỗi ca trực, người trực phải xác định sự thay đổi của la bàn, vì vậy tôi nghĩ rằng chủ đề này sẽ rất hữu ích cho tôi trong công việc tương lai trên tàu "Vietsovpetro". Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn làm việc trên biển 6-7 năm, và sau đó cố gắng thành lập công ty riêng của mình, bắt đầu kinh doanh riêng.
Trong thời gian học, tôi đã có chuyến đi trong lãnh thổ nước Nga. Tôi đã đến thăm 9 thành phố, nhưng tôi nghĩ rằng St. Petersburg là thành phố đẹp nhất ở Nga và thậm chí trên thế giới. Điều tôi cảm thấy rất thích và thú vị là sự khác biệt về thời gian và thiên nhiên ở Nga.
Tác giả: Nguyễn Hải Khánh
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịch: Phạm Văn Vượng (BBT)


     Các bạn học viên người Nga trong đại đội của chúng tôi có những tính cách rất khác nhau: có bạn thì hơi lười, có bạn lại chăm học. Nhưng điều hiển nhiên là các bạn ấy đều biết tiếng Nga rất tốt, vì vậy nên hiểu bài trên lớp nhanh. Còn chúng tôi, những học viên Việt Nam thì thời gian đầu chưa hiểu tiếng Nga thật tốt được như các bạn ấy. Tôi nhớ lần đầu tiên chúng tôi ngồi trên giảng đường, nghe giảng môn Toán, và chẳng kịp làm gì cả, thậm chí là cả việc chép lại công thức trên bảng. Nhưng cũng phải cảm ơn người quản lý chúng tôi, trung tá Sergey Nikolayevich Verevka đã tạo điều kiện cho chúng tôi được cùng nhau, cùng với các bạn học viên Nga. Giải pháp này đã giúp cải thiện trình đ tiếng Nga của tôi và các bạn đáng kể. Không chỉ học tiếng Nga, chúng tôi học được từ các bạn (những người đồng chí) những điều hay trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
     Ngày qua ngày, chúng tôi dần quen với việc nghe và viết trên giảng đường. Trong số các bạn học viên Nga đã giúp chúng tôi, còn có những bạn đến từ đại đội khác nữa.
     Trong suốt khoảng thời gian học tập, tôi đã 3 lần đi thực tập, tính ra thì tôi đã có 8 thángxa đất liềnrồi. Chuyến thực tập đầu tiên của chúng tôi diễn ra trên tàu vận tảiGiáo sư Xlustintheo tuyến đường biển phía Bắc đến thành phố vùng cực Pevek, Bắc Cực. Người thầy hướng dẫn cho chúng tôi khi ấy là thuyền trưởng danh dự Valeriy Petrovich Dobrokvashi. Lần thực tập thứ 2 của tôi diễn ra trên tàu của liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro. Đến mùa hè năm 2015, sau năm 3, tôi đi thực tập trên tàu buồmHi Vọng” đến Nam Hàn. Mỗi kỳ thực tập đều đọng lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
     Chúng tôi thường chơi đá bóng tại sân trường vào mùa hè, mùa đông chúng tôi chơi bóng tại sân trong nhà. Tại thành phố tôi có rất nhiều đội bóng Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức, và tham dự những giải đấu không chỉ giao hữu, mà còn với những đội bạn đến từ Nga và nhiều quốc gia khác. Bóng đã đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi. Bóng đá không chỉ là một môn thể thao và còn là cấu nối con người.
     Ngoài bóng đá, chúng tôi còn tham dự nhiều sự kiện khác không chỉ diễn ra tại trường Đại học Hàng hải, mà còn trong thành phố và vùng Viễn Đông này. Chúng tôi đã tham dự vào cuộc thi «Tiếng hát hữu nghị», các lễ hội theo mùa, buổi khiêu vũ “Vũ hội biển”, và những sự kiện khác do Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok, quỹ Thế giới Nga tổ chức. Chúng tôi cũng tự tổ chức cho mình những sự kiện như: Tết Nguyên Đán, Ngày Nhà giáo 20/11, Ngày Quốc khánh, v.v
     Chúng tôi còn có chi đoàn các bạn học viên, sinh viên tại trường, nơi chúng tôi thảo luận và đưa ra những hướng phát triển, cùng giải quyết những vấn đ còn tồn động của chính mình.
     Rồi thì tôi và các bạn cũng đã trải qua phần thi lý thuyết, mà theo tôi là thử thách “đáng sợnhất, mà chúng tôi đã được nghe từ năm đầu. Biết trước được điều này, chúng tôi luôn cố gắng trong suốt quá trình 5 năm học, làm đầy đ các nhiệm vụ được giao, và trả thi với điểm số tuyệt đối.
    Quả đúng vậy, với kỳ thi lý thuyết cuối cùng lần này, mọi chuyện dường như khác rồi. Chúng tôi học 3 môn học chính, và mỗi môn thi gồm nhiều phân môn, mà mỗi phân  môn chúng tôi được học trải đều suốt 5 năm. Hãy thử tưởng tượng xem, chúng tôi phải ghi nhớ và ôn tập một lượng lớn thông tin như thế nào trong vòng 1 tháng? Sau đó, chúng tôi còn phải trả lời trước cả một hội đồng những giáo viên, giảng viên khắt khe nhất. Trước kỳ thi này, tôi rất lo lắng và tự cảm thấy một áp lực nặng nề, và tôi bị ”stress”. Suốt kỳ nghỉ Năm mới vừa qua, tôi dành gần như hầu hết thời gian trong phòng của mình, chuẩn bị cho kỳ thi. Và tôi đã không hối tiếc vì điều đó, vì tôi đã vượt qua tất cả kỳ thi với điểm số Xuất sắcrồi !
     Tôi đã chọn cho mình chủ đ cho bài luận văn của mình là: “ Đặc điểm của việc sử dụng hệ thống định vị động trên tàu của liên doanh Vietsovpetro”. Tôi đã chọn chủ đ này, vì hệ thống định vị trên rất phổ biến trên những con tàu của Việt Nam, và tôi cho rằng tôi sẽ cần dùng nó sau này. Cũng một phần vì liên doanh Viesovpetro cử tôi đi học, nên sau này tôi sẽ làm việc cho liên doanh tại Việt Nam.

     Sắp tới, chúng tôi sẽ kết thúc một chặng đường dài của mình tại đại học hàng hải liên bang Nga, thành phố Vladivostok. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ rất nhớ nước Nga, nhớ người dân Nga, và cả những người bạn Nga của mình. Nếu có một ước muốn, tôi sẽ quay trở lại nơi đây!
Tác giảTrương Hiền
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịch: Ban biên tập

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.