tháng 10 2015

26.10.15
Hôm nay tình cờ đọc được bài viết “kể khổ” của 1 du học sinh, rồi thì cũng tự nhiên nghĩ đến mình, đến cái đời “du học” của mình.
Du học là kéo dài thêm nỗi nhớ, là nhiều lúc có thể những lo toan làm mình tạm quên đi, nhưng rồi nó lại trỗi dậy, còn mạnh mẽ hơn.

Du học là những tháng ngày loay quay với bài vở, là lịch học ngập đầu, và nếu ko cẩn thận thì sẽ quên mất rằng bên mình còn bao điều hay, điều mới, quên mất rằng hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ thôi.
Du học là cơm mẹ nấu khác hẳn mọi thứ trên đời, là thương hại bọn tây, rằng bọn nó sẽ ko bao giờ được biết rau muống chấm tương ngon như thế nào.
Du học là nhiều đêm nhắm mắt, cố dùng tất cả các giác quan còn lại để tưởng tượng rằng mình đang nằm trên cái giường ở nhà, rằng góc phòng có cái bàn học thân quen cùng chồng sách vở cũ.
Du học là phải quen với việc ngủ 1 mình 1 giường, ko có thằng e trai bên cạnh để gác chân.
Du học là phải ép mình nuốt 1 đống thứ mặc dù ko thích, đơn giản là vì ăn mới giúp mình ko thể gục ngã.
Du học là mất đi cái quyền “được” ốm, được quay lại cái thời chỉ cần kêu mệt, chán ăn là kiểu gì cũng có ngay nồi cháo thơm.
Du học là đôi khi nói chuyện với mọi người ở VN phải cực kì để tâm, lúc đưa ra nhận xét dù rất khách quan cũng phải cẩn thận, nếu ko sẽ thành ra cái kiểu “thằng này mới đi du học có vài năm mà nói chuyện nghe ngứa vãi, bày đặt, mất gốc”.
Du học là sợ ngấy cái lạnh heo hút kia, sợ lây cả tuyết, nhưng lại nhớ cái vị mùa đông ở việt nam, nó…khác.
Du học là nhìn bọn bạn ở nhà tụ tập đi đây đi đó mà phát thèm, là tự nhủ nếu đang ở VN chắc mình cũng có mặt trong ảnh.
Du học là cảm thấy buồn cười vì nhiều người cứ nghĩ ra nước ngoài học là phải sướng lắm, hẳn là ngoài Việt Nam đâu đâu cũng là thiên đường.
Nhưng du học là có thêm chốn thân thuộc thứ 2, là chỉ cần nghĩ đến vài năm nữa phải xa nơi đây là đã bắt đầu nhớ.
Du học là tự cho phép đc cảm thấy mình lớn lên nhiều hơn, già vãi chưởng.
Du học là để biết cảm nhận nhiều hơn, biết lặng hơn, nhưng biết sống với cảm xúc nhiều hơn, biết yêu nhiều hơn...

Tác  giả: Ngô Quang Hưng


19.10.15
Câu lạc bộ tiếng Nga là một hoạt động sáng lập vào năm 2014 và duy trì cho đến nay, được đông đảo các bạn sinh viên-học viên Việt Nam tham gia hưởng ứng. Vào chiều ngày 18/10/2015 vừa qua, buổi họp CLB tiếng Nga tháng 10 tại phòng học 113 đã thu hút hơn 20 thành viên Chi đoàn đến sinh hoạt.
Với chủ đề sinh hoạt của quý này là Ấn tượng về kì thực tập vừa qua («Впечатления о практике»), các bạn học viên từng khóa lần lượt trình bày về những công việc, những kỷ niệm ghi lại trong chuyến thực tập tàu biển đợt hè qua. Cụ thể, học viên Trần Văn Phúc kể lại những ấn tượng khi lần đầu làm việc trên chiếc tàu buồm “Hi vọng”, những khó khăn khi phải lao động trên boong tàu vào mùa mưa bão. Học viên Hoàng Trọng Chung nói về chuyến hành trình lên phía bắc của nước Nga trên con tàu “Professor Khljustin”  trong khi học viên Nguyễn Hải Khánh đưa mọi người đến với nước bạn Hàn Quốc, nơi các thủy thủ khóa 12 trên tàu buồm “Hi vọng” cùng tham dự lễ hội thuyền buồm tại thành phố Yeosu. Nói về thực tập tại Việt Nam, học viên Võ Quang Huy trình bày về chuyến thực tập tại xí nghiệp Vận tải biển – Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Ngoài ra học viên Vũ Hồng Phong – khoa điều khiển tàu biển năm 1 tham gia bằng phần trình bày về cuộc sống mới trong môi trường kỷ luật, cuộc sống của một người lính biển thực thụ.
Được người dẫn chương trình - học viên Chu Đào Sơn Linh lên kế hoạch và thông báo từ sớm, nên tất cả các bài nói đều được chuẩn bị kĩ càng, trình bày cùng PowerPoint với nhiều hình ảnh, video sinh động đặc sắc. Sau mỗi phần trình bày đều có những câu hỏi được đặt bởi người nghe, sau đó mọi người cùng nhau trao đổi… tất cả đều được thực hiện bằng tiếng Nga.
Vào cuối buổi họp mặt, mọi người cùng bàn bạc, thu video gửi những lời chúc tới bà, mẹ, cô dì, chị em… trong dịp Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 sắp tới. CLB tiếng Nga lần này ngoài những bài thuyết trình sinh động thu hút, còn là những lời kể dí dỏm mang lại tiếng cười, khiến các bạn cùng thoải mái giao tiếp với nhau.

IMG 8468
Học viên Trần Văn Phúc  nói về chuyến thực tập tàu biển đầu tiên trên tàu buồm Hi vọng.
IMG 8473

IMG 8480
Học viên Hoàng Trọng Chung kể về lịch một ngày lao động trên con tàu “Professor Khljustin”.
IMG 8494
Học viên Bùi Quang Huy kể về chuyến thực tập biển tại Vũng Tàu – Việt Nam.
IMG 8500
Học viên Nguyễn Hải Khánh – khoa điều khiển tàu biển năm 4 dí dỏm mô tả những ngày trèo cột buồm trên tàu Hi vọng.


Ban biên tập.

13.10.15
     Vào 10/10/2015 tại bến tàu thủy “ТОФ” đã diễn ra lễ hội nghệ thuật dân gian với tên gọi “Gió Xla-vơ”. Mục đích chính của lễ hội là giúp cho mọi người học hỏi và gìn giữ truyền thống văn hóa của người Xla-vơ, cũng như để làm quen với các loại hình văn hóa khác nhau đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Lễ hội được tổ chức bởi Quỹ "Thế giới Nga" và "Quỹ phát triển văn hóa con người". Chương trình có sự tham gia của đại diện nhiều đất nước như Nga, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, ….Với những tiết mục văn nghệ hay cùng hội chợ các gian hàng truyền thống hấp dẫn, nơi đây thu hút rất đông người xem và tham gia. 
big140017dsc 9164
big140017dsc 9218

big140017dsc 9501
     Đáng chú ý nhất là hai tiết mục đến từ các bạn sinh viên Việt Nam của trường đại học FEFU (ДВФУ) và MSUN (МГУ). Các bạn sinh viên ДВФУ tham gia với tiết mục múa nón lá áo dài truyền thống hòa nhịp cùng bài hát “Việt Nam quê hương tôi”, bước đi uyển chuyển của các “vũ công” cùng tà áo dài thướt tha đã làm say lòng tất cả khán giả. 
big140017dsc 9460
1
     Nếu như tiết mục của các bạn sinh viên trường ДВФУ giới thiệu về nét văn hóa, tình người ấm áp, vẻ đẹp thướt tha của người con gái Việt Nam, thì tiết mục của các bạn học viên trường МГУ muốn gửi đến tất cả khán giả khí chất hào hùng, sự vững vàng trước sóng gió của con người Việt Nam ở nơi đất khách quê người. Các bạn gửi đến bài hát “Tuổi trẻ sôi nổi” với cả lời Nga và lời Việt, cùng nhịp bước hành quân hùng dũng, khiến sân khấu lúc ấy trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Tiết mục nhận được tràng pháo tay giòn giã và nhiều lời ngợi khen từ phía khán giả.
4

     Kết thúc buổi diễn, đại diện các trường tham gia được trao bằng khen vì đã góp phần làm cho ngày hội thành công vang dội. Về phía trường МГУ trưởng nhóm Đoàn Minh Duy đã lên phát biểu cảm nghĩ của mình và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía chương trình.
3

9.10.15

Các học viên Việt Nam nói rằng “MSUN là trường của chúng tôi, Vladivostok là thành phố của chúng tôi”

Theo thường lệ tại khoa tiếng Nga trường Đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok đã diễn ra lể tốt nghiệp cho các sinh viên Việt Nam. Những sinh vên trong khoa ngày nào giờ đã nhập học vào các chuyên ngành khác nhau và đã trải qua lễ khai giảng như là một học viên của trường. Năm nay, lễ khai giảng hướng tới kỷ niệm 50 năm từ ngày trường Đại học hàng hải lâu đời nhất vùng Viễn Đông, Liên bang Nga mang tên đô đốc hải quân lừng danh Gennady Ivanovich Nevelsky.
Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro (Vũng Tàu) hiện đang cần những chuyên viên hàng hải bậc đại học chuyên ngành điều khiển tàu biển, máy tàu biển và điện tàu biển – và hàng năm, cùng với đại học hàng hải Việt Nam VIMARU (Hải Phòng) cử những sinh viên Việt Nam sang tp.Vladivostok học lấy chuyên ngành tại trường.
Theo khuôn khổ đề án hợp tác giáo dục Liên bang Nga – Việt Nam, các học viên mới sang sẽ trải qua một năm dự bị học tiếng Nga và văn hóa Nga để chuẩn bị cho việc theo học đại học tại trường.
Các học viên Việt Nam đã học một cách hăng say và chuyên cần chuẩn bị cho việc nhập học vào trường đại học. Họ đã nắm được các điểm khó của tiếng Nga dưới sự hướng dẫn của các giáo viên trong khoa, đồng thời hình thành nên những kỹ năng nhất định, cần thiết cho chuyên ngành của mình sau này.
Hiện tại, các sinh viên Việt Nam đã chính thức trở thành học viên của trường. Đối với họ, so với một năm vừa qua, một cuộc sống mới đã thực sự bắt đầu.
Và dưới đây là những chia sẻ của các sinh viên Việt Nam, mà hiện tại đã là học viên trường, về khoảng thời gian học dự bị tại khoa Nga.
Học viên Võ Bình Sơn chia sẻ cảm nghĩ của mình về thành phố: «Vladivostok thường được biết đến như là một thành phố trên những ngọn đồi, các tòa nhà trong thành phố như “dồn” cả lên trên đồi. Đây là thành phố của giới trẻ và sinh viên, vì có nhiều trường đại học tọa lạc tại đây. Tôi hiện đang theo học tại Đại học Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga. Trường là một trong những đại học hàng hải nổi tiếng tại Nga. Tp.Vladivostok có khí hậu tuyệt vời cùng cảnh quan thiên nhiên và những bãi biển tuyệt đẹp. Với tôi, tất cả đều rất mới lạ.».
Học viên Nguyễn Ngọc Nghĩa chia sẻ thêm rằng, ước mơ học tại Đại học hàng hải của anh ấy đã trở thành hiện thực: «Tôi đã trả qua một năm học tiếng Nga, để có thể trở thành học viên trường. Tôi có một ước mơ là mở ra cho bản thân một thế giới mới. Tôi muốn trở thành thuyền trưởng để “tô điểm” thêm cho những đại dương. Sống tại Nga, tôi đã nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn so với khi sống tại Việt Nam. Vladivostok – một thành phố lớn, tại đây không khí trong lành, người dân thân thiện. Họ dường như sẽ trở thành những người bạn của tôi trong cuộc sống mới này».
Học viên Đoàn Mạnh Giỏi cho rằng, anh ấy đã quyết định đúng khi đến tp.Vladivostok học tại trường. «Từ bé tôi đã mơ ước trở thành bộ đội, vì tôi yêu Tổ quốc của mình và muốn đóng góp vào sự gìn giữ độc lập của nước nhà. Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường phổ thông, tôi nhập ngũ, và sau hai năm tại ngũ, tôi vào học tại trường VIMARU, sau đó là đến tp.Vladivostok để học tiếp. Ngay khi vừa đặt chân đến, tôi đã thấy ngay những học viên trong những bộ đồng phục nghiêm chỉnh. Phục vụ trong quân đội, tôi hiểu rằng kỷ cương là cần thiết trong môi trường học tập. Năm năm theo học tại trường tới đây sẽ cho tôi nhiều điều mới lại. Trong thơ ca Việt Nam có câu đúng với tâm trạng của tôi: «Khi tôi ở chỉ là nơi đất ở; Khi tôi đi đất đã hóa tâm hồn».


Học viên Lê Tuấn Sơn mừng vui khi ước mơ của mình thành hiện thực: «Tôi học tiếng Nga để trở thành một thuyền viên. Tôi yêu biển cả, vì cha tôi đã là một thuyền viên và ông đã kể cho tôi về những chuyến phiêu lưu, những trận bão tố và những miền đất, quốc gia mới».
Học viên Bùi Văn Tú từng là sinh viên trường VIMARU trong 1 năm và đã ước mơ về nước Nga : «Tôi biết đến nước Nga từ những thông tin qua truyền hình, báo chí, câu chuyện và hiện tại, tôi đang sống tại Nga. Thời gian tại Vladivostok dường như trôi nhanh hơn so với khi tôi ở Việt Nam. Vladivostok – thành phố cảng với những cảng hiện đại. Những cảng này rất quan trọng với thành phố, vì qua đó hàng hóa được lưu thông. Thành phố Hải Phòng của tôi cũng là thành phố biển, và Hải Phòng hiện đã kết nghĩa với Vladivostok. Đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc về người dân tp.Vladivostok. Tôi nghĩ rằng tại đây mình sẽ học được nhiều điều tốt đẹp mới».
Học viên Phạm Văn Vượng thì lại chọn tp.Vladivostok để trải nghiệm bản thân mình: «Từ bé tôi đã thích Toán và rèn luyện Toán ở trường cũng như ở nhà. Tôi cũng thích thú với điện. Tôi biết sửa món đồ điện đơn giản, vì thế tôi chọn ngành Điện tàu biển. Tôi đã có cơ hội nhận học bổng nhà nước và đã hiện thực hóa ước mơ của mình. Giờ đây tôi đã trở thành một học viên. Tôi còn có một sở thích khác là nấu nướng. Vladivostok – thành phố tuyệt đẹp. Gây ấn tượng với tôi là mùa động tại đây có rất nhiều tuyết. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy tuyết. Ấn tượng khác là người Nga văn minh, người dân Nga cởi mở chan hòa, đã giúp đ tôi trong học tập và cuộc sống. Dẫu biết rằng phía trước là chông gai, song tôi tin rằng tôi đã đúng khi chọn Vladivostok là nơi biến ước mơ của mình thành hiện thực».


Học viên Nguyễn Duy Quang chia sẻ thêmHiện tôi học tại trường sau năm nhất tại trường VIMARU  Việt Nam. Tôi thích tìm hiểu công nghệ điện, điện tử, vì thế tôi chọn ngành Điện này. Tôi rất thích Vladivostok, tại đây mùa hè khí hậu lý tưởng cho việc tắm biển và tắm nắng. Mùa đông tại đây lạnh hơn  Việt Nam, biển đóng băng và tôi có thể đi trên băng. Người dân Vladivostok chân thành. Và tôi biết thêm rằng con gái Nga đẹp nhất nhì thế giới».
Học viên Bùi Công Thành hiểu rằng cuộc sống mới tại Vladivostok «không phải là quãng thời gian đơn giản với bản thân, song anh ấy cho rằng càng va chạm cuộc sống bao nhiêu, càng nhận được kỹ năng sống nhiều bấy nhiêu. Điều này giúp anh ấy trở thành một thuyền viên tốt trong tương lai».
Còn học viên Vũ Hồng Phong chia sẻ thêm: «Tôi đã mơ về cuộc sống tại một đất nước khác. Thoạt đầu tôi không muốn trở thành thuyền viên vì tôi sợ biển cả và không muốn rời xa gia đình. Nhưng tôi sẽ không thể nào dễ dàng kiếm được một công việc tốt tại Việt Nam, vì thế tôi quyết định đến tp.Vladivostok học tài trường ĐH hàng hải. Hiện tại tôi gặp ít khó khăn hơn khi giao tiếp với người Nga, vì tôi đã và đang học tiếng. Những người dân Nga tốt bụng đã giúp đ tôi nhiều. Đại học Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok là một đại học danh tiếng, đã đào tạo ra nhiều lớp thuyền trưởng. Tôi đã trở thành một học viên, và tôi tự hào vì điều này. Cuộc sống của những học viên có phần giống như trong quân đội, vất vả, song tôi không sợ khổ. Ngay bây giờ, tôi có thể nói rằng  nơi đây là trường học của tôi, nơi đây là thành phố của tôi. Thành phố Vladivostok rộng và đẹp. Người dân Vladivostok tốt bụng và chan hòa. Tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa đ trở thành một thuyền viên tốt, và sau đó là một thuyền trưởng tốt».
 Tới đây sẽ là một nhóm các sinh viên Việt Nam mới sang học tiếp tiếng Nga tại khoa. Các em ấy cũng sẽ được học tiếng Nga, được làm quen với thành phố mới, bạn bè mới. Không chi khả năng học tốt tiếng Nga, mà còn là nguyện vọng biến ước mơ của mình thành hiện thực là điểm chung của những học viên Việt Nam, những thuyền viên tương lai. 


Vietnamese cadets say, "This is our University, this is our city ..."

Another group of Vietnamese trainees completed their one-year course of Russian at the Nevelskoy MSU Department of Russian as a Foreign. The Vietnamese guys entered marine specialties and took part in the festival of Cadets’ Initiation. This year the festival was timed to celebration of the 50th anniversary of naming the oldest maritime institution in the Far East after the glorious seafarer – Admiral Gennady I. Nevelskoy.
That's what the Vietnamese students, current cadets, speak about the time spent at the Institute of International Education.
Voh Binh Shon shares his impressions about the city, "Vladivostok has a wonderful climate, stunning natural beauty and beaches. All this is new in my life".
Cadet Nguyen Ngoc Ngia adds that Vladivostok is a big city, there is fresh and clean air, friendly people, they will be friends in my new life.
Doan Minh Zhoy thinks he made the right choice when he came to Vladivostok.
Le Tuan Shon is happy that his dream came true.

L.A.Kiva 
9 october 2015 year


Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.