tháng 1 2016

ĐIỀU ĐỘNG TRONG BÃO – SỐ 2

     Khi điều động tàu trong điều kiện bão điều quan trọng nhất là lựa chọn hướng đi và vận tốc tàu . Vận tốc tàu trong vùng biển động luôn luôn bé hơn vận tốc của tàu trong vùng nước tĩnh , vì vậy nó sẽ :
1.     Làm tăng lực cản chuyển động , gây áp lực lên vỏ tàu , sinh ra hiện tượng đảo lái.
2.     Làm giảm hiệu suất của chân vịt
3.     Tăng tốc chân vịt đột ngột
4.     Tàu rất dễ bị va đập và ngập mặt sàn .

     Đảo lái tàu(chệch hướng -Рыскание судна) làm giảm tốc độ của tàu và gây ra:
1.                 Lực cản chuyển động do thay đổi góc trôi ( tăng lên) và đảo chân vịt .
2.                 Tăng đường đi của tàu.
3.                 Thay đổi chế độ hoạt động của chân vịt.
4.                 Gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu .

     Cưỡi sóng  (Слеминг) xảy ra trong lúc tàu lắc dọc do đỉnh sóng đánh vào đáy tàu . Khả năng đánh vào đáy tàu càng cao , thì độ cao sóng và vận tốc tàu càng lớn . Không chỉ có mũi tàu mà lái tàu cũng có thể bị nhấc lên ( chạy gối sóng tham khảo phần dưới). Để tránh hiện tượng trên cần giảm tốc độ tàu hoặc tăng độ mớn nước ở mũi hoặc lái.


Nhấc mũi tàu -Днищевой слеминг

     Sóng dập gây tổn hại mũi tàu và ngập sàn (Удары волн в развал носа и заливание палубы) . Có thể phòng tránh bằng cách giảm vận tốc tàu hoặc giảm đ mớn nước mũi .


Mũi tàu vỡ do va đập sóng

Chạy gối sóng và chạy xuôi sóng

     1/ Chạy gối sóng (góc giữa tàu và sóng α=180 độ)

     Khi tàu chạy tới , nếu chiều dài của tàu nhỏ hơn bước sóng , thì mũi tàu sẽ gặp đỉnh sóng và bị đỉnh sóng nâng lên , sau đó đỉnh sóng sẽ tiếp tục di chuyển về phía đuôi tàu , cũng đỉnh sóng đó sẽ nâng đuôi tàu lên cao và đẩy mũi tàu về phía đáy sóng ( tàu chúc mũi xuống) , sau đó mũi tàu lại đón đỉnh sóng tiếp theo vì vậy mà tàu liên tục bi bổ và chúi.


Tàu chúi xuống và gặp sóng tiếp theo

     Nếu chiều dài của tàu bằng bước sóng , thân tàu nằm trên hai đỉnh sóng hoặc hai đáy song , sẽ phát sinh một trong hai trường hợp sau đây :

a.                TH1 , khi một đỉnh sóng từ phía trước đến phía lái sẽ nâng lái tàu lên cao làm cho mũi tàu chúi xuống dưới , vừa lúc đỉnh sóng tiếp theo đến khiến cho mũi tàu xuyên vào trong lòng sóng , nước tràn lên boong , khiến ngập boong , trọng tài của tàu tăng , làm suy giảm tính nổi của tàu .

b.                TH2, khi mũi tàu và lái tàu cùng một lúc nằm trên 2 đáy sóng , phần giữa tàu gối lên đỉnh sóng , tạo nên một lục bẻ xuống ở hai phía mũi lái và lực nâng lên ở giữa làm cho mặt boong ở giữa tàu bị lực kéo rất mạnh, còn ở giữa sống tàu thì chịu lực nén dữ dội . Ngược lại khi mũi tàu và lái tàu nằm trên hai đỉnh sóng , thì thân tàu bị một lực rất mạnh tác động từ trên xuống làm cho mặt boong giữa bị một lực nén mạnh , còn sống tàu thì lại chịu một lực kéo . Nếu tàu ở lâu dài trong trạng tháu đó thì thân tàu sẽ bị biến dạng , kết cấu bị tổn thất và có khi rạn nứt.


Mũi và lái trên 2 đỉnh sóng ->  ở giữa bị nén mạnh

     Nếu thân tàu dài hơn bước sóng thì tàu cùng một lúc trườn trên hai đỉnh sóng , lắc dọc của thân tàu sẽ giảm đi  rất nhiêu , thì lực tác dụng lên tầu cũng sẽ giảm nhỏ.

     2/  Chạy xuôi sóng (α=0 độ)

     Khi chạy xuôi sóng  cần chú ý mối quan hệ giữa chiều dài của tàu với bước sóng cũng như tỷ lệ giữa tốc độ tàu với tốc độ của sóng. Khi tốc độ sóng lớn hơn tốc độ tàu trong khi tàu đang nằm trên đáy sóng, sóng sẽ va đập vào lái tàu làm cho phía lái tàu tràn nước , đôi khi chân vịt và trục của nó chịu tổn thất nghiêm trọng , khi tốc độ tàu gần bằng tốc độ sóng mà tàu nằm trên mặt trước của sóng hoặc đáy sóng thì tàu rất dễ bị lệch hướng  ,sóng gió tác dụng vào một bên mạn tàu làm cho tàu bị nghiêng, nước tràn lên mặt boong gây bất lợi cho hành trình . Khí bước sóng lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều dài của tàu thì tàu chạy tương đối ổn định.

     Để tránh tình trạng trên , khi chạy xuôi sóng thường áp dụng giải pháp điều chỉnh tốc độ của tàu sao cho tốc độ của tàu hơi lớn hơn với tốc độ của sóng để giữ hiệu quả của bánh lái , giữ hướng ổn định , giảm bớt lực va đập của sóng vào thân tàu.

Chạy ngang sóng (α=90độ-phía phải hoặc 270độ-phía trái).

      Khi hướng đi của tàu lại vuông góc với hướng hi chuyển của sóng gọi là chạy ngang sóng , sóng đến từ phía ngang hông tàu , từng đỉnh sóng chạy từ mạn này của tàu sáng mạn bên kia làm tàu bị lắc ngang.

     Lắc ngang của tàu quan hệ đốn ổn tính của nói , một con tàu có ổn tính lớn thì moment hồi phục lớn , tàu sẽ lắc nhanh , tức là chu kỳ lắc ngắn , như vậy tàu sẽ chịu chấn động lớn và gây khó khăn cho con người trên tàu .

     Ngược lại với mỗi con tàu có ổn tính nhỏ thì moment hồi phục nhỏ , chu kỳ lắc dài và tàu lắc chậm, con người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai , vì chu kỳ lắc chậm nên khi tàu chưa kịp hồi phục trở về vị trí cân bằng thì có thể bị đỉnh sóng tiếp theo đập vào mạn làm cho tàu thêm nghiêng.

     Nếu chu kỳ lắc của tàu vừa đúng bằng chu kỳ sóng biển sẽ sinh ra hiện tượng cộng hưởng làm cho tàu càng lắc dữ dội , có nguy cơ làm cho tàu bị nghiêng đổ . Cho nên ổn tỉnh của tàu và chu kỳ lắc phải được tính toán hợp lý.

     Khi tàu bị sóng đánh ngang nên dùng lái và máy điều chỉnh hướng đi sao cho sóng chếch bên phải hay bên trái mạn một góc nhất định.


Sóng đánh ngang tàu làm mất ổn tính .

Tài liệu tham khảo : sổ tay hàng hải , Управление  суднa

Tác giả: Nguyễn Hải Khánh

Ngày 24/01/2016, Câu lạc bộ tiếng Nga đã tổ chức buổi sinh hoạt định kì hàng tháng tại phòng 112 ốp 9 trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga Nhevelskoy. 

Chủ đề lần này được CLB lựa chọn là “Tết cổ truyền Việt Nam”. Ban tổ chức CLB đã kêu gọi mọi người chuẩn bị 5 từ vựng theo chủ đề kèm theo hình ảnh minh họa và ví dụ có sử dụng từ đó. 
Mở đầu buổi sinh hoạt, mọi người lần lượt lên giới thiệu về các từ mình đã chuẩn bị. Đồng thời họ cũng luyện tập cách phát âm và đánh dấu trọng âm (một phần cũng hết sức quan trọng trong tiếng nga), kèm theo sau đó là ví dụ cụ thể. Trong phần này, mọi người tranh luận hết sức sôi nổi về cấu trúc của câu, ý nghĩa của các cách chia khiến bầu không khí trở nên “nóng” lên nhiều. 
Phần 2 của buổi sinh hoạt là “Ô chữ bí ẩn”, đây là phần ban tổ chức chuẩn bị để mọi người ôn lại các cụm từ vừa trao đổi phía trên, góp phần rèn luyện trí nhớ cho mọi người. 
Phần 3 là phần “Bạn hỏi - tôi trả lời”. Ở phần này, các bạn trong câu lạc bộ đã cùng nhau giải đáp một số thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tiếng nga. 
Phần cuối cùng cũng không kém thú vị, đó là trò chơi Mafia – một trò chơi nổi tiếng ở Nga. Do thích thú với trò chơi nên thời gian chương trình kéo dài lâu hơn so với thường lệ.
Đánh giá khách quan, có thể nói buổi sinh hoạt lần này chưa thực sự thành công lắm do sự chuẩn bị vẫn còn nhiều thiếu sót. Ban tổ chức cần rút kinh nghiệm và có sự chú ý nhiều hơn đến cách thức cũng như sự phát triển nội dung của buổi sinh hoạt. Tuy vậy, CLB vẫn mang lại cho người tham gia rất nhiều kiến thức bổ ích và những phút giây thư giãn đáng quý sau những giờ học căng thẳng.

Hẹn gặp lại các bạn vào buổi sinh hoạt CLB sắp tới!



                                                                                        Người viết: Nguyễn Mạnh Tuấn

Trả lời thắc mắc về ngữ pháp, từ vựng tiếng Nga kỳ này:

1. Родители часто дарят своим детям деньги на удачу, чтобы желать им счастья.
- Câu này có thể không cần vế sau "чтобы" vì cụm từ "деньги на удачу" khi tặng hàm ý là lời cầu chúc hạnh phúc cho người được tặng (con cái).
- Động từ желать (HCB - chưa hoàn thành thể) chưa hoàn thành thể được dùng trong trường hợp này, vì có từ часто mang nghĩa thường, và ý nói là bậc phụ huynh, hành động diễn ra nhiều lần, ta có thế dùng пожелать (CB - hoàn thành thể) với câu : "Родители Жени подарили ему деньги на удачу, чтобы пожелать ему счастья." mang ý hành động diễn ra 1 lần.
2. деньги на удачу = удачные деньги ?
- Người Nga thường dùng cụm từ деньги на удачу chứ không dùng удачные деньги, vì thế trong trường hợp này chúng có thể hiểu được, nhưng không nên dùng.
3. Флаги висят/вешаются/выставлят/поднимаются ?
- Từ "висят" mang nghĩa cờ đang treo trên cột, dùng thường.
- Từ "вешаются" mang nghĩa cờ được treo, ít dùng.
- Từ "выставлят" mang nghĩa trưng ra, có thể dùng với nghĩa diễu cờ.
- Từ "поднимаются" mang nghĩa cờ đang được kéo lên.
4. пьяный = хмельной ?
- Cả hai tính từ đều có thể dùng chỉ trạng thái của người hoặc đồ uống.
- Khác nhau: пьяный mang nghĩa say nặng hơn, thường dùng cho rượu vodka hoặc người đã xỉn rồi; còn хмельной mang nghĩa say bình thường, hoặc dùng với nghĩa đồ uống có chất cồn (bia, ..)


Vào chiều ngày 17 tháng 01 năm 2016, tại nhà hàng Nem Việt, Hội sinh viên Việt Nam thành phố Vladivostok đã long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam và Tất niên đón năm mới Bính Thân 2016.

Đến tham dự chương trình có các nghiên cứu sinh của trường ĐH Hàng Hải MSUN, trường ĐH tổng hợp Liên bang FEFU và cùng với các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học trong thành phố Vladivostok.

Tại chương trình, đồng chí Hội trưởng Đoàn Hữu Hùng đã báo cáo sơ bộ về tình hình phát triển của Hội sinh viên tại thành phố, những hoạt động và thành tích mà Hội  đã đạt được trong năm cũ. Qua đó, đồng chí cũng nhận định với sự sáng tạo nỗ lực và tinh thần đoàn kết, hội nhập, phát triển, Hội sinh viên sẽ vượt qua những khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng trong năm mới Bính Thân 2016. Đồng chí cũng bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Viễn Đông , Tổng lãnh sự quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tỉnh Primorye dành cho Hội.

Tiếp theo chương trình, đồng chí Lê Nhật Minh đã giới thiệu về lịch sử ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam. Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển; nhìn lại quá trình phát triển của phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, chúng ta tự hào: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng. Đồng chí cũng nhấn mạnh, trong những năm gần đây, Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Vladivostok đã có nhiều bước phát triển lớn, thúc đấy phong trào sinh viên trong thành phố ngày càng sôi nổi, hiệu quả.

Cũng trong buổi gặp mặt, Ban chấp hành Hội sinh viên đã tổ chức trao thưởng cuộc thi “Thiết kế LOGO Hội sinh viên Việt Nam tại Vladivostok”. Cuộc thi tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn sinh viên, BTC cuộc thi đã nhận được rất nhiều bài thi chất lượng. Nhưng trong một cuộc thi thì luôn có kẻ thắng người thua, sau một thời gian làm việc nghiêm túc và nhanh chóng, BTC đã chọn ra tác phẩm giành giải nhất cuộc thi, đó là tác phẩm của hai sinh viên: Nguyễn Hải Khánh và Đoàn Thị Quỳnh Như.

Và trong buổi Tất niên thì không thể thiếu mâm cơm với bánh trưng xanh, giò lụa trắng,…. cùng chút sâm banh nhâm nhi chúc mừng năm mới. Cùng với đó là những tiêt mục văn nghệ về Tết, về mùa xuân do các bạn sinh viên biểu diễn càng làm cho bữa tất niên trở nên ấm cúng và càng có không khí xuân.

Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Vladivostok kính chúc tất cả mọi người một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Một số hình ảnh của buổi Tất niên:


Đồng chí Hội trưởng Đoàn Hữu Hùng phát biểu chúc Tết

Anh Lương Mạnh Hà – nghiên cứu sinh trường ĐH tổng hợp Liên bang FEFU chúc tết Hội sinh viên

Đồng chí Lê Nhật Minh phát biểu kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam


Phát thưởng giải nhất cuộc thi “Thiết kế LOGO Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivosotok” cho hai sinh viên: Nguyễn Hải Khánh và Đoàn Thị Quỳnh Như






Các tiết mục văn nghệ và trò chơi làm cho buổi gặp mặt thêm sôi động và đầy tiếng cười.



Đoàn Hữu Hùng


Các tàu hiện đại ngày nay có kích thước lớn, công nghệ cao và khả năng điều động tốt nhưng việc điều động tàu trong gió bão vẫn là nhiệm vụ rất khó khăn. Tác động của gió và sóng biển có thể gây ra cho tàu sự tổn hại to lớn , nếu như đội tàu không có sự chuẩn bị đối phó với bão hoặc thiếu kinh nghiệm vận hành trong điều kiện thời tiết kém .

Hình tàu bị sóng đánh và lắc theo chiều dọc

Hình sóng đánh ngập sàn tàu.

Các tác động của gió và sóng biển gây cho tàu trong điều kiện thời tiết gió bão :
1.     Tăng áp lực lên vỏ tàu và các bộ phận của tàu, đặc biệt khi hướng đi của tàu vuông góc với mặt sóng và sóng biển có độ dài của bước sóng gần bằng với chiều dài của tàu. Trong thực tế ghi nhận không ít trường hợp áp lực của sóng quá lớn lên vỏ tàu và gây ra các vết nứt, gãy lên tàu .
2.     Làm giảm ổn tính của tàu (tàu bị tròng trành). Khi tàu lắc ngang , lực quán tính có thể làm hư hại các cột cẩu, thiết bị cứu hộ, các thiết bị trong buồng máy cũng như trong buồng lái, …. Khi tàu lắc dọc thường đi đôi với sóng đánh vào mũi và lái của tàu , tăng lực ép lên vỏ tàu theo chiều dọc , gây tổn hại đến chân vịt. Sóng đánh qua mũi tàu gây ngập boong .
3.      Bão mạnh làm lệch hướng đi của tàu và nguy hiểm hơn ở những nơi có đá ngầm hoặc bãi nông, việc mất hướng đi có thể khiến tàu mắc cạn.
4.     Trong những cơn bão mạnh,  hàng hóa trong hầm hay trên boong có thể bị tổn hại. Đặc biệt là gây hại cho các chốt, dụng cụ, thiết bị gia cố hàng hóa. Nếu sóng đánh cao, có thể làm ngập boong và hàm, gây ẩm ướt và hư hại hàng hóa .
5.      Về yếu tố con người , khi tàu rơi vào khi vực bão , điều kiện làm việc và sinh hoạt của thủy thủ đoàn sẽ khó khăn hơn do tàu bị rung lắc mạnh, làm hao sức lực của thành viên trong đoàn.

Sau đây là những công việc cần làm trước khi chạy trong mùa mưa bão :
1.     Thu thập đầy đủ các dự báo thời tiết, bản tin khí tượng của các kênh uy tín. Để ý các biến đổi khí tượng trên biển, kịp thời thực hiện những công việc chuẩn bị đón bão.
2.     Sắp xếp hàng hóa hợp lý, tính toán phân bố trọng tải đều khắp tàu.
3.     Tàu khi lấy nước vào ballast cần tính toán hợp lý, có thể lấy đầy hoặc xả hết nước nhằm giảm bớt mặt thoáng tự do gây nên lắc tàu, khiến độ bền vững của tàu bị giảm.
4.     Các hàng rời như than, lúa mì, bột …. nên dời vào góc hầm . Các loại hàng hóa dễ dịch chuyển phải buộc lại, chèn vật lót và ngăn vách lót.
5.     Đóng chặt, kiểm các miệng, nắp hầm chứa và các khoang. Kiểm tra các cửa chống thấm.
6.     Trong các hầm hàng kiểm tra các lỗ thoát nước, thông hơi, thông gió và các hệ thống tiếp nhận. Kiểm tra các ống đo mực nước, mực dầu có bị hư hỏng gì không, nếu cần có thể dùng nút gỗ đóng chặt lại .
7.     Kiểm tra cả bề trong lẫn bề ngoài của vỏ tàu và các vách ngăn .
8.     Kiểm tra nắp hầm hàng và độ khít giữa các nắp hầm (hàng khô), đóng chặt nắp hầm, siết chặt tất cả các vít cố định chung quanh nắp hầm.
9.     Nếu có hàng trên mặt sáng cần gia cố bằng dây chằng, bọc hàng bằng các vật liệu chống thấm nước nhầm  tránh tình trạng ẩm ướt.
10.                       Đóng chặt chốt neo, cần cẩu cố định chặt vào vị trí, gia cường thêm dây ở các cầu thang mạn.
11.                       Lắp đặt các dây an toàn dọc 2 bên đường đi trên mặt boong.
12.                       Chuẩn bị tốt các dụng cụ đổ dầu giảm sóng và và các dụng cụ chống thủng, chống chìm để sử dụng khi cần.

( vẫn còn tiếp tục)


Link tàu chở khách bị rơi vào bão: 

Nguyễn Hải Khánh



        Hòa chung với không khí chào mừng năm mới 2016 và ngày Tết cổ truyền, ngày 09 tháng 1 vừa qua, giải bóng Hàng hải MSUN đã được tổ chức cho toàn thể học viên - sinh viên cùng nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại trường. Giải đấu nhằm tạo sân chơi bổ ích cho tập thể sinh viên và thiết chặt tình đoàn kết trong Chi đoàn. Với sự tham gia của 9 tay vợt tới từ các khoa và các khóa trong trường, giải đấu đã diễn ra thành công tốt đẹp khi tìm được 3 vị trí xứng đáng.

9 tay vợt tham gia giải
(Hàng ghế 1 từ trái qua phải: Minh Duy, Minh Việt, Hữu Dại, Văn Phúc, BeLy.
Hàng 2 từ trái qua phải: Văn Mừng, Hữu Hùng, Quang Hưng, Mạnh Nên)

         Gải đấu đã diễn ra với 7 trận đấu vòng loại và 1 trận chung kết. Các tay vợt đã thi đấu cống hiến, hết mình và rất fair play. Họ đã đem đến những pha bóng hay, lên công xuống thủ nhịp nhàng, những pha cắt - nhả cũng như đập bóng đầy tinh tế và chuyên nghiệp, làm cho người xem đi hết từ cảm xúc này tới cảm xúc khác.

Kết quả các trận đấu:

Trận
Tuyển thủ
Tỉ số
Tuyển thủ
Lượt trận thứ nhất
1
Văn Mừng
3 – 1
(7-11, 11-9, 11-6, 12-10)
BeLy
2
Mạnh Nên
0 – 3
(5-11, 6-11, 6-11)
Hữu Đại
3
Quang Hưng
0 – 3
(9-11, 8-11, 8-11)
Văn Phúc
4
Minh Việt
0 – 3
(6-11, 8-11, 4-11)
Minh Duy
Lượt trận thứ 2
5
Minh Duy
3 – 0
(11-5, 11-4, 11-4)
Hữu Hùng
6
Văn Mừng
0 – 3
(6-11, 11-13, 5-11)
Hữu Đại
Lượt trận thứ 3
7
Hữu Đại
3 – 0
(11-9, 11-9, 11-6)
Văn Phúc
Chung kết
8
Hữu Đại
4 – 3
(8-11, 11-2, 7-11, 11-4, 10-12, 12-10, 11-2)
Minh Duy

        Giải đấu đã khép lại thành công ngoài sự mong đợi của Ban tổ chức cũng như khán giả. Tay vợt Hữu Đại đã bảo vệ thành công chức đương kim vô địch của mình, về nhì là Minh Duy, và vị trí thứ ba là Văn Phúc.

        Hẹn gặp mọi người vào mùa giải năm sau với nhiều bất ngờ, thú vị và không kém phần hấp dẫn như mùa giải năm nay.

Một số hình ảnh của giải đấu:


Tổ trọng tài

Giải nhất - Hữu Đại

Giải nhì - Minh Duy

Giải ba - Văn Phúc



Trần Văn Phúc


Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.