tháng 3 2015

28.3.15
Chiều ngày 05/04/2015 tại phòng học 102 - Học viện quốc tế MGU, hoạt động Câu lạc bộ tiếng Nga đã được các sinh viên, học viên Việt Nam đưa vào hoạt động trở lại.
Với sự tham gia đông đảo của hơn 30 cá nhân, đặc biệt có sự tham gia nhiệt tình của các sinh viên dự bị học tiếng, CLB tiếng Nga lần này được đánh giá là đã thu hút hơn, có quy mô và đặc sắc hơn trước. Trong buổi gặp mặt lần này, khá nhiều trò chơi và câu hỏi tiếng Nga đã được đặt ra đòi hỏi các bạn phải tập trung lắng nghe, nắm bắt dữ kiện và phản ứng nhanh nhạy để có thể tích điểm đổi quà sau mỗi trò chơi.
Theo lời Thư kí của CLB, bạn Chu Đào Sơn Linh: “Hoạt động CLB tiếng Nga rất thiết thực và bổ ích, là nơi mọi người có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Nga của mình , ngoài ra đây cũng là một sân chơi cho các bạn giải trí sau những giờ bài vở căng thẳng.” Được biết CLB sẽ duy trì mỗi tháng 1 lần, hứa hẹn sẽ hoàn thiện, thu hút hơn và mang lại nhiều tiếng cười, niềm vui hơn nữa.       



Ban biên tập mguvla.net
bbt@mguvla.net

28.3.15

Đoàn học viên Việt Nam tham quan triễn lãm tranh

     Căn cứ theo các dự án hợp tác đào tạo quốc tế Nga-Việt, hiện tại khoa Tiếng Nga thuộc học viện Quan hệ Quốc tế (RKI) IMO trường ĐH hàng hải quốc gia Liên bang đang theo học các thanh niên Việt Nam, các thiếu sinh quân tương lai những người mơ ước trở thành những chuyên viên hàng hải trên các chuyên nhanh: Điều khiển tàu biển, Điện tàu biển và Máy tàu.
     Việc nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Nga giúp họ tìm hiểu lịch sử và các đặc thù của nghề nghiệp tương lai, đồng thời biết thêm về những yêu cầu của một thủy thủ,  vàđánh giá khả năng hình thành các kỹ năng cụ thể mà sẽ có ích trong tình huống chỉ còn lại "Con người và biển cả."
     Với mục đích ấy, đoàn học viên Việt Nam đã đến thăm triển lãm "Người và tàu đánh cá voi dưới đôi mắt của một nghệ sĩ" trong phòng triển lãm của Phòng triễn lãm tranh quốc gia vùng Primorsky và tham gia vào phần trình bày bộ phim về những người săn cá voi vùng Viễn Đông.
     Triển lãm của tàu săn cá voi trong các tác phẩm của các nghệ sĩ dành để kỷ niệm 155 năm ngày khai sinh thành phố cực đông ven biển Vladivostok, nơi được ví như là thủ đô ngành đánh bắt cá voi của Nga
     Những con tàu đánh cá voi như là một phần của sức sống của thành phố, chúng đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa của Vladivostok. Tất cả những điều trên đều được đoàn học viên Việt Nam ghi nhận thông qua qua hình ảnh người săn cá voi, được dựng lên trong các tác phẩm của những nghệ sĩ. Đoàn đã có thể hiểu được thêm phần nào về linh hồn biển của thành phố Vladivostok và nghề nghiệp cao quý trong tương lai của mình.
     Học viên Phạm Hoàng Thanh cho rằng: "Thủy thủ - Đó là một nghề khó khăn và rất đáng được tôn trọng. Thơ đánh cá voi, họ là người đàn ông thực sự. Họ để lại cho chúng ta một tám gương mà chúng ta, những thủy thủ trong tương lai cần làm theo. "
     Học viên Nguyễn Ngọc Nghĩa ấn tượng trước tác phẩm nghệ thuật của Rybachuk IV, trong đó miêu tả những ngày tháng khắc nghiệt của những người đi biển làm nghề đánh bắt cá: "Tôi nhận ra thông qua nghệ thuật miêu tả cá tính nhân vật thuyền trưởng – một người đàn ông khỏe khoắn và mạnh mẽ. Tôi có mong muốn được trở thành một thuyền trưởng, vì vậy qua đây tôi cần học hỏi thêm nhiều từ ông "
     Học viên Dương Thái HuyBùi Văn Tú sau khi xem tác phẩm về những cơn bão đã ngạc nhiên trước cách "các thủy thủ đã có thể làm việc trong điều kiện tròng trành của tàu. Nhưng họ đã làm việc mà không biết sợ hãi. Đó là một cảnh tượng không thể nào quên. "
     Còn học viên Hồng Phong đã thu hút sự chú ý của chúng tôi đến một phạm trù khác: "Tôi yêu những con cá voi và không thích khi mọi người đánh bắt chúng. Những chú cá voi ấy rất tốt bụng. "
    Đoàn đã có dịp được gặp mặt với một thuyền trưởng kinh nghiệm, người đã nói cho họ về các thủy thủ, người đâm lao,và hơn cả là về biển cả. Đoàn học viên Việt Nam không quên cảm ơn ngai vì câu chuyện thú vị, và chúc ngài sức khỏe.
     Ấn tượng chung của buổi triển lãm đã được học viên Trần Văn Trọng chia sẻ như sau: "Tôi thích hình ảnh của biển, của đội tàu đánh bắt cá voi, của các thủy thủ. Chúng tôi đã biết thêm khá nhiều về biển cả, về những người săn cá voi, công việc khó khăn của họ. "
Nguồn: RIAVladNews
Biên tập: bbt@mguvla.net

Вьетнамские студенты посетили выставку
В соответствии с международным российско-вьетнамским образовательным проектом, на кафедре русского языка как иностранного (РКИ) ИМО МГУ им. адм. Г.И.Невельского русский язык изучают молодые люди из Вьетнама, будущие курсанты, мечтающие стать специалистами морского профиля – судоводителями, судомеханиками и электромеханиками.
Изучение русского языка и русской культуры помогает им узнать историю и специфику будущей профессии, понять, какие требования предъявляются к характеру будущего моряка, оценить свои способности, сформировать определенные навыки, которые будут полезны в ситуации «человек и море».
Вьетнамские студенты посетили выставку «Китобои глазами художника» в выставочном зале Приморской государственной картинной галереи и участвовали в презентация фильма о дальневосточных китобоях.
Выставка о китобоях в творчестве приморских художников посвящена 155-летию со дня рождения Владивостока, который был столицей отечественного китобойного промысла.
Китобои были частью атмосферы города, влияли на формирование его культурной среды. Все это заметили и вьетнамские студенты, которые через образы героев – китобойцев, отраженных на полотнах художников, смогли понять, что такое морская душа города и их будущей профессии.
Фам Хоанг Тхань считает: «Это была трудная профессия и очень уважаемая. Китобои – настоящие мужчины. Они для нас пример, которому мы, будущие матросы, должны следовать».
Студента Нгуена Нгок Нгиа впечатлили картины художника И. В. Рыбачука, на которых запечатлены суровые будни моряков на промысле: «Я понял через искусство характер капитана – крепкого и сильного мужчины. Я хотел бы стать капитаном, поэтому буду учиться многому у таких людей».
Студенты Зыонг Тхай Уи и Буй Ван Ту на картине увидели изображение шторма и поразились тому, как «матросы умело работают во время качки судна. Но матросы работают без страха. Это незабываемое зрелище».
А вот студент Хонг Фонг обратил внимание на другую проблему: «Я очень люблю китов и не люблю, когда люди их ловят. Киты очень добрые».
Всем студентам запомнилась встреча со старым капитаном, который рассказал им о матросах, гарпунёрах, о море. Вьетнамские студенты поблагодарили его интересный рассказ и пожелали ему здоровья.
Общее впечатление о выставке выразил студент Чан Ван Чонг: «Понравились картины о море, о китобойной флотилии, о матросах. Мы узнали много о море, о китобоях, их тяжёлой работе».
Фото: РИА VladNews

28.3.15
     Vào ngày 25/3/2015, đoàn học viên Việt Nam khoa dự bị tiếng Nga đã được tham quan trường  Đại học tổng hợp liên bang vùng Viễn Đông (ДВФУ) tại đảo Russky, nghe hòa nhạc  và xem những thước phim Liên Xô – Nga đi cùng năm tháng do chính ban nhạc trường ĐH Hàng hải quốc gia LB Nga tổ chức.


Đoàn chúng tôi, trên đỉnh đồi nhìn ra cầu Vàng bắt ra đảo Rusky.
     Dưới đây là cảm nhận của học viên Lê Tuấn Sơn sau buổi hòa nhạc:
     “Có thể nói buổi biểu diễn ca nhạc đã diễn ra khá thành công, nó không phải dòng nhạc hiện đại ,mà là dòng nhạc cổ điển kết hợp với một đoạn phim ngắn,nó giúp con người ta có cảm giác nâng nâng hồi tưởng vì những chuyện quá khứ ,dòng nhạc đó cũng như cuộc đời của mỗi con người vậy nó cũng thăng rồi lại trầm...Có vẻ dường  như buổi nhạc có thể khiến khán giả có được những cảm giác đó là nhờ vào những nhạc công hết sức lão luyện thành phần là các nhà giáo ,những nghệ sĩ  trẻ đầy tâm huyết và giàu cảm xúc là những học sinh của trường МГУcộng với MC dẫn chương trình hết sức hài hước và dí dỏm…………..phải chăng  đó là yếu tố làm nên sự thành công của chương trình.
     Ngồi dưới khán đài là một  trong những khán giả của buổi hòa nhạc, bạn biết tôi ấn tượng gì không? Đó là sự biểu diễn hết sức tự nhiên của những nghệ sĩ-là những học sinh trẻ- họ có thể hòa nhập ,truyền đạt những cảm xúc của bài hát một cách trọn vẹn tới người nghe được đến vây? Phải chăng họ phải có 1 trái tim đa cảm,giàu cảm xúc,và có 1 tình yêu mãnh liệt dành cho bài hát.
     Buổi ca nhạc diễn ra không quá dài nhưng lại để được trong mỗi người những cảm xúc nhất định ,mà những cảm xúc đó chỉ có họ mới hiểu được .Hãy cùng tôi xem một số hình ảnh bạn nhé”
20150324 185515 2abf8
20150324 191405 ca816
20150324 191744 bbd84
20150324 194210 37895
20150324 194629 5d8e9


Vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 22/03/2015 tại phòng 200 Học viện quan hệ quốc tế MGU, Ban chấp hành Đoàn trường ĐH HH Nhevelskoy đã tiến hành họp chi Đoàn quý I nhằm tổng kết hoạt động chi Đoàn trong quý vừa qua và đặt ra phương hương hoạt động cho thời gian sắp tới. Đến tham dự buổi họp có đông đủ các Đoàn viên thanh niên đang theo học tại trường.
Untitled c4546
Toàn cảnh buổi họp chi Đoàn quý I năm 2015
Mở đầu buổi họp, đồng chí ủy viên Đoàn Hữu Hùng, thay mặt Ban Chấp Hành chi Đoàn, đọc bản báo cáo tổng kết hoạt động chi Đoàn trong quý I -2015. Qua đó, đồng chí đánh giá tình hình chung của đơn vị trong quý I như sau:
-     Có 7 đồng chí trong Chi Đoàn được cử đi học lớp Cảm tình Đảng do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok tổ chức.
-     Trong quý I vừa qua, các đồng chí Đoàn viên và Đảng viên trong chi Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học của chi Đoàn. Kết quả kì I năm học 2014-2015 tất cả các đồng chí học viên đều hoàn thành tốt, với điểm tổng kết đều đạt từ 4 trở lên, đặc biệt có nhiều đồng chí đạt mức điểm tổng kết kì tối đa. Còn các đồng chí năm dự bị tiếp tục chương trình học tiếng Nga, chuẩn bị kiến thức để vào năm học chính thức.
-     Cũng trong quý I, BCH chi Đoàn trường đã phối hợp với BCH hội sinh viên thành phố Vladivostok và Tổng Lãnh sự quán tổ chức nhiều hoạt động tập thể bổ ích cho các Đoàn viên sinh viên:  tổ chức các buổi dã ngoại, giao hữu bóng đá, tổ chức đón Tết nguyên đán và tham gia cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị”, với kết quả đạt được: giải nhì nội dung nhạc hiện đại.
Sau đó đồng chí bí thư Huỳnh Kim Khánh có một số ý kiến đóng góp cho buổi họp:
-     Trong quý I vừa qua BCH đã đẩy mạnh việc viết bài cho tập san của đơn vị, và dự tính trong thời gian sắp tới sẽ cho ra mắt những số mới.
-     Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đóng góp vào hoạt động của chi Đoàn cho từng cá nhân,  mục tiêu là kết nạp các đồng chí Đoàn viên có thành tích xuất sắc vào hàng ngũ Đảng.
-     Nhắc nhở mọi người về việc học tiếng Nga, cũng như một số phương pháp rèn luyện trong học tập.
Tiếp tục buổi họp, đồng chí ủy viên Đoàn Mạnh Giỏi lên đọc bản báo cáo thu chi của chi Đoàn. Việc đóng Đoàn phí được thực hiện tốt trên tinh thần tự giác. Các khoản chi đều công khai và được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong chi Đoàn.
Untitled 3dd80
Đồng chí ủy viên Đoàn Mạnh Giỏi phát biểu
Tiếp theo chương trình, đồng chí Trịnh Quốc Vinh lên trình bày tình hình phát triển của trang web “mguvla.net” trong quý vừa qua. Nhìn chung trang web của đơn vị vẫn tiếp tục phát triển, các bạn Đoàn viên tích cực gửi bài viết đóng góp cho trang web. Nhằm động viên, khích lệ các bạn, BCH chi Đoàn thống nhất trích một khoản tiền thưởng từ quỹ Đoàn.
Kết thúc phần tổng kết hoạt động của chi Đoàn trong quý I, đồng chí phó bí thư Lê Nhật Minh lên trình bày bản phương hướng hoạt động của chi Đoàn trong thời gian tới.

Đồng chí phó bí thư Lê Nhật Minh phát biểu
Sau bản phương hướng hoạt động là cuộc thảo luận chung của các Đoàn viên về các vấn đề còn tồn đọng trong chi Đoàn, đồng thời cũng lên kế hoạch cho các hoạt động trong thời gian tới một cách chi tiết. Cuộc thảo luận đã diễn ra sổi nổi, bình đẳng. Kết thúc thảo luận đã có rất nhiều vấn đề được giải quyết, như thống nhất tổ chức lại Câu lạc bộ Tiếng Nga với nhiều hoạt động thu hút hơn, cách thức tổ chức Ngày Văn Hóa Việt Nam và lễ 30/4 sắp tới.
Cũng trong buổi họp, đồng chí Đảng viên Lưu Quang Hiệu nhắc nhở các bạn sinh viên trong học tập, đối với sinh viên thì việc quan trọng nhất là học tập, nhấn mạnh rằng cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc học tập và rèn luyện bản thân.
Buổi họp chi Đoàn là một sự nhìn lại, sự đánh giá, và sự chuẩn bị cho các hoạt động chi Đoàn quý II, giúp chi Đoàn trở lên vững mạnh, phát triển trong tương lai.

 Người viết: Đoàn Hữu Hùng.

22.3.15
  Hôm nay tôi viết về nước Nga. Phải! Đó là nước Nga của tôi . Nghe thật buồn cười nhưng đó là cái tình yêu buồn cười và dung dị của tôi dành cho nó,
dành cho xứ xở bạch dương, xứ xở của vị lãnh tụ Lê- nin, người đã sát cánh cùng Bác Hồ kính yêu của chúng tôi và cả đất nước tôi, đưa nó trở về một quốc gia độc lập, tự do như cái mà nó vốn thuộc về.Tôi bén duyên với nước Nga từ hồi còn rất nhỏ, khi mỗi tối về bố và những người bạn của bố hay kể cho tôi về nước Nga – Xô Viết,  kể về cụ Lê-nin, kể về tình đồng chí giữa đất nước Nga với đất nước Việt Nam, giữa con người Nga với con người Việt Nam,…. và tình cảm ấy lớn dần trong tôi từ thuở nào không ai biết.
          Phải chăng tôi đã mặc định thứ tình cảm đó của mình với tình yêu của bố dành cho xứ Bạch Dương ? Tôi không rõ. Có lẽ là cả hai, tôi đã yêu xứ xở đó và yêu thêm phần tình yêu của bố tôi. Nga cũng đến với tôi qua những bài học lịch sử tôi được học trên lớp. Đó là những bài học về sự giúp sức của quân đội Nga với quân đội Việt Nam trong những trận chiến dành độc lập dân tộc; là những người con ưu tú của Việt Nam lên đường sang Nga du học để rồi quay trở về xây dựng đất nước, quê hương, có cái gì đó thân thiết lắm, nghĩa tình lắm giữa sợi dây tình cảm ấy. Là một người yêu văn thơ, tôi chẳng thể thờ ơ với những nhà thơ, nhà văn đến từ xứ bạch dương. Tôi cao hứng đọc bài thơ tình tuyệt hay của Puskin: 
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể,
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã đã tàn phai
Nhưng chẳng để em bận lòng hơn nữa
Hay lòng em phải gợn bóng u hoài”
(“ Tôi yêu em”)
          Tôi cũng say sưa với những những cuốn sách viết nên bởi văn hào Maksim Gorky hay Sholokov …. Họ là những tên tuổi lớn, những con người lớn làm nên chân dung đất nước, con người Nga, và nền văn học Nga. Tôi cũng yêu những tác giả vô danh, những mẩu chuyện, câu thơ của một ai đó tôi cũng không hề rõ, nhưng điều đó cũng chẳng có nghĩa lí gì. Có lẽ cái mà tôi quan tâm là văn học Nga, tôi yêu những cái thuộc về xứ sở này, chỉ đơn giản thế thôi!
          Và khi được sang đất nước mà tôi hằng yêu quý thì hình ảnh của Nga cũng theo đó lớn lên,to đẹp hơn,hùng vĩ hơn và cũng đậm nét hơn! Tôi nhớ là khi mới biết sang đây tôi rất là bỡ ngỡ ,bỡ ngỡ về tất cả mọi chuyện. Nhưng sau một thời gian ở đây tôi dường như đã yêu Nga- nơi sẽ trở thành quê hương thứ 2 của mình.Tại sao tôi lại nói vậy ư? Bởi mùa đông lạnh giá tràn trề-mùa xuân e lệ nép mình dưới khăn-mùa hè là những bình minh ,mang về nắng mới ngập tràn niềm tin-mùa thu trút lá kiêu xa,tràn về cùng với những gì nhớ nhung.(bốn mùa)
Sắc đông đang trải muôn ngàn lố-Gió cuốn mây ngàn, kéo tuyết rơi
Tuyết lạnh lùng, tuyết rơi trắng tóc-Mái tóc đen đi về dưới bóng mưa.
alt
Matxcova một ngày nắng hạ-Thả hồn mình xanh những vòm cây
Những tia nắng nhảy đùa trên phiến lá-Thắp nến vàng xao xuyến rộn bước đi
Ôi! Nắng nơi đây cũng giống quê mình-Cũng tỏa sáng cũng dịu dàng như thế
Biết gắt gỏng, biết đùa vui tinh nghịch-Biết ẩn mình trên những lối đi
Nắng vẫn vô tư khoe hương sắc cuộc đời-Đâu biết rằng có những chiều nắng hạ
Trên con đường nắng vàng là tri thức-Có cô bé ngắt lá xếp Cuộc đời.


          Bạn biết đấy vì Nga là một đất rất là rộng lớn nên tình yêu của mỗi người là khác nhau,tình yêu của mình thì chỉ là 1 mảnh ghép  trong nhiều mảnh ghép của những con người đã sống và trải ngiệm những điều hết sức tuyệt với ở mảnh đất thần kì.Vậy tại sao các bạn không thử đến đây nhỉ ,các bạn sẽ không lãng phí cuộc đời của mình đâu.
Tác giả: Lê Tuấn Sơn

22.3.15

Моя вторая мама

      Hôm nay tôi sẽ nói về một người mẹ thứ hai của tôi. Người mẹ thứ hai đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Một người mẹ bên nước Nga xa xôi.

      Tôi-một du học sinh đang học năm dự bị đã xa nhà đc 6 tháng. Bước đầu đã quen dần được cuộc sống xa nhà, xa gia đình. Nhưng đôi khi vẫn có lúc nhớ nhà da diết. Những lúc như vậy luôn luôn có một người động viên, hỏi han và chia sẻ những khó khăn đó với tôi. Người đó chính là cô giáo, nhưng cũng chính là người mẹ thứ hai của tôi.  Chỉ đơn giản là những lời hỏi han sức khoẻ , những sự  lo lắng khi chúng tôi gặp khó khăn với cuộc sống cùng những người bạn Nga… Nhưng quả thực đó chính là những tình cảm trân thành nhất của người giáo dành cho học trò, của người mẹ dành cho những đứa con.          
Ngôi nhà của cô Elena Ivanovna -nơi chúng tôi luôn luôn muốn đến.
       Ở cái nơi mà giá lạnh luôn bao trùm thì thật khó có thể tìm kiếm được không khí ấm ấm khi ở bên gia đình và người thân. Nhưng chúng tôi vẫn được tận hưởng cảm giác ấy mỗi khi bên Mama. Dù ngôn ngữ, đất nước và văn hoá khác nhau nhưng mỗi khi ở gần Mama, được nói chuyện với người, tôi lại cảm nhận được những cảm giác thân quen, cảm giác ấm áp khi được ở bên cạnh gia đình. Dù không trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình theo học nhưng Mama cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong học tập. Nếu không có Mama chắc có lẽ chúng tôi không thể thích nghi nhanh với cuộc sống mới nhanh như vậy. Cảm ơn cô -người mẹ thứ hai của chúng tôi rất nhiều.

Tác giả: Quốc Vượng

4.3.15 ,
Để hưởng ứng phong trào thi đua văn nghệ với chủ đề “Tiếng hát hữu nghị 2015” được tổ chức từ ngày 27/02/2015 đến ngày 03/03/2015, TLSQ phối hợp với ban chấp hành hội sinh viên Việt Nam tại Vladivostok đã tổ chức cho các sinh viên, thanh niên Việt Nam tham gia. Qua đó, đóng góp 4 tiết mục văn nghệ đặc sắc cho hội thi.
Tiếng hát hữu nghịlà một chương trình thường niên được tổ chức tại thành phố Vladivostok với sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học và các học viện âm nhạc trong vùng Primorye. “Tiếng hát hữu nghị 2015” diễn ra 2 buổi thi vào các ngày 01/03 – 02/03/2015 và 1 buổi Gala hoà nhạc ngày 03/03/2015 dành cho những đội đoạt giải. Mỗi buổi thi được chia thành ba phần: âm nhạc học viện, nhạc dân gian và nhạc đương đại.
Đội sinh viên Việt Nam với tên gọi Улыбкадружбы (Nụ cười hữu nghị) đã trình diễn 2 tiết mục đồng ca bằng tiếng việt và tiếng nga: Việt Nam ơi!Nụ cườivào buổi thi đầu tiên ngày 01/03/2015, được đông đảo khán giả đến dự hưởng ứng và  nhận nhiều lời khen ngợi. Cụ thể, cuối buổi thi, đội sinh viên Việt Nam nhận giải nhì về phần nhạc đương đại.

[youtube src="rtq6pKbflSI"/]

[youtube src="2_gIJnqzZ-8"/]


          Ngày 03/03/2015, các bạn sinh viên tiếp tục đóng góp cho đêm Gala hoà nhạc bằng 2 tiết mục mang đậm hồn Việt, cụ thể là: Cây đa quán dốc của tốp múa Quỳnh Như, Ngọc Phượng, Chi Mai; và tiết mục đơn ca Đất phương nam do sinh viên Lê Đăng Huy trình bày.   

[youtube src="MZ3M04yZ7vI"/]
 [youtube src="VwD-MomM4kM"/]

Nhìn chung,  với nhiệt huyết và sự tươi trẻ, các sinh viên Việt Nam đã đem tới chương trình một không khí vui tươi, mới mẻ nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Qua đó, tạo được tiếng vang tốt đẹp và quảng bá thành công về đất nước, con người Việt Nam đến các bạn bè quốc tế.
Người viết: Lê Nhật Minh
Một số hình ảnh trong và sau các buổi diễn:


HN001 08db9
HN003 29398

HN002 d642c
HN005 d107c
HN006 2732a
HN007 87f46
HN008 d9526
HN009 ebdec
HN010 1258b


Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.