Bài mới nhất

21.2.16

Chúc mừng ngày lễ hội của những người bảo vệ Tổ quốc!
Ngày 23/2 là một ngày lễ quốc gia, theo truyền thống gắn liền với những khái niệm như sự dũng cảm, lòng yêu nước và sự hy sinh vì lợi ích của hòa bình và an ninh của cuộc sống.
Với tập thể trường ĐH Hàng hải Vladivostok, với bề dày lịch sử huấn luyện các thủy thủ và chuyên viên cho hạm đội hải quân Nga, ngày này có một ý nghĩa đặc biệt. Những học viên của trường đã và đang đem những kiến thức chuyên ngành hàng hải của mình vào sự thịnh vượng và bình an của đất nước.
Vào ngày lễ tốt lành này, chúng ta vinh danh những anh hùng trong quá khứ, những người đã chiến đấu dũng cảm vì hòa bình và thịnh vượng của nước Nga. Tôi đặc biệt muốn bày tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn của tôi đến các cựu chiến binh của những cuộc chiến. Cảm ơn tất cả vì sự kiên định, lòng dũng cảm dành cho những mục tiêu, công việc chung !
Tôi bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến các cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang truyền những kinh nghiệm và giáo dục thế hệ học viên mới. Tôi tin rằng thế hệ học viên mới đủ xứng đáng thực hiện nghĩa vụ đảm bảo lợi ích quốc gia của dân tộc Nga.
Tôi muốn chúc tất cả các cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên và sinh viên nhân ngày lễ này sức khỏe dồi dào, lòng nhiệt huyết , thành công, bình an và thịnh vượng!
Hiệu trưởng nhà trường, ông S.A. Ogay đã viết,
20.02.2016

   Ngày 04/02/2016 trường ĐH hàng hải Quốc gia Nga Nhevelskoy đã đón một nhóm học sinh đến từ Triều Tiên. Để giúp cho các bạn học sinh ấy cảm thấy giảm bớt phần lo sợ khi tới đất nước khác và hiểu hơn về cuộc sống tại đây, nhà trường đã nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn học viên đang theo học tại trường, trong số đó có các bạn Việt Nam.
   Với lòng hiếu khách vốn có, các học viên Việt Nam không ngần ngại trò chuyện với các bạn học sinh Triều Tiên, kể cho họ biết thêm về cuộc sống ở đây, mời họ cùng đến nhà ăn trường,…Buổi gặp mặt cũng giúp cho các bạn học viên Việt Nam hồi tưởng lại về những ngày đầu mới đến Vladivostok và nhận ra bản thân mình phần nào đã trưởng thành hơn theo thời gian.
Người viết: Nguyễn Sỹ Minh

9.2.16
5 февраля весело отметили «Праздник весны» – встречу Нового года по-восточному – курсанты, студенты и слушатели из Социалистической республики Вьетнам, Китайской народной республики, Корейской народно-демократической Республики и Республики Корея, которые изучают русский язык и получают морское профессиональное образование в МГУ им. адм. Г.И. Невельского.
Новогодний праздник из года в год объединяет ребят, приехавших учиться морским профессиям в Морской университет из соседних стран Азиатско-Тихоокеанского региона. К нему они готовятся заранее: разучивают стихи и песни, репетируют смешные сценки…
Прежде, чем начался сам праздник, ребят поздравил с Новым годом по восточному календарю проректор по международной деятельности Ю.Г. Журавель. Он отметил, что международное сотрудничество в Морском университете набирает обороты: количество вьетнамских студентов возрастает, при этом качество подготовки сохраняется на высоком уровне. В прошлом году в Морском университете учились 29 вьетнамских курсантов, из них 23– отличники. В этом году в одной из аудиторий будет открыт Центр российско-вьетнамской дружбы, а также совместно с фондом «Русский мир», планируется открыть третий Русский центр на территории Вьетнама – в Морском университете Хайфона.
Также поздравили курсантов и студентов с праздником зав. отделением довузовской подготовки Института международного образования Е. И. Король, преподаватель корейского языка На Юн За, преподаватель кафедры русского языка как иностранного Н.К. Перегон и другие.
А затем ведущие открыли праздник. Особо хочется отметить ведущего Вэй Лэй и его успехи в освоении русского языка. Он закончил Морской технологический факультет Морской академии университета, а теперь продолжает обучение по специальности «Переводчик в сфере профессиональной коммуникации». Вэй Лэй подготовил презентацию о том, как отмечают наступление Нового года в Китае, познакомив с «Легендой о чудовище Нянь» так, что всем стало понятно, откуда появилась китайская традиция в новогоднюю ночь зажигать огни, стрелять хлопушками и проводить фейерверки. Продолжили его рассказ о традициях и символах китайского Нового года студентки из КНР Ли Дзюнь и Ли Дзюй. Китайские студенты все вместе спели новогоднюю песню «Весна» и станцевали современный молодежный танец, посвященный этому любимому празднику.
Как всегда, просто отличное владение русским языком показали на празднике ТЕТ вьетнамские курсанты. С 1 по 4 курсы судоводительского, судомеханического и электромеханического факультетов Морской академии университета в настоящее время учатся 29 ребят из СРВ, из них 23 человека – только на «отлично». Они приехали во Владивосток, чтобы получить морские специальности по договору с СП «Вьетсовпетро» и Министерством образования и подготовки кадров Вьетнама. В успехе курсантов большая заслуга профессорско-преподавательского коллектива МГУ им. адм. Г.И. Невельского, особенно зам. отделением довузовской подготовки ИМО Е.И. Король, преподавателя-методиста по физике и математике Н.А. Шпилевой, командира роты С.Н. Верёвка и многих других.
Вьетнамские курсанты не только отлично учатся, но и участвуют в краевых и городских конкурсах и олимпиадах по русскому языку, в смотрах художественной самодеятельности. Они активно занимаются различными видами спорта, особенно увлекаются футболом. Например, курсант 2 курса ЭМФ Чинь Куок Винь занимается в секции айкидо, и в апреле будет защищать честь Морского университета на соревнованиях в Японии.
С корейскими традициями встречи Нового года познакомили участников праздника преподаватель На Юн За и слушатели из Республики Корея. Второй год изучают русский язык Цой Дону и Ким Дёне и вместе со студенткой, изучающей корейский язык, они проникновенно, под гитару исполнили лирическую песню. А потом учили вьетнамских курсантов делать глубокий поклон старшим… за подарок!
«Гвоздем» программы стала шуточная сценка «Про счастливый батат», которую подготовили слушатели из Вьетнама, для которых это был первый опыт использования русского языка в постановке миниатюры. В ней очень явно просматривалась русская народная сказка «Репка», но перенесенная на «восточную» почву она стала еще смешнее.
Поздравила всех с праздником весны на вьетнамском, корейском и китайском языках старший преподаватель кафедры русского языка как иностранного Л.А. Кива, чем вызвала бурные аплодисменты молодежи. Завершило празднование встречи восточного Нового года традиционное чаепитие всех участников.







9.2.16

Vào ngày 5/2/2016 các học viên, sinh viên Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vui mừng tổ chức ngày “Hội xuân” đón năm mới phương Đông tại trường Đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok.


Ngày lễ mừng năm mới hàng năm là dịp để các học viên đến từ các quốc gia Châu Á xích lại gần nhau hơn. Năm nay, họ đã chuẩn bị cho buổi lễ những bài hát, những câu thơ và những hoạt cảnh ngộ nghĩnh.
Trước khi buổi lễ bắt đầu, phó hiệu trưởng phụ trách đối ngoại ông YU.G. Zhuravel đã chúc mừng các học viên nhân dịp năm mới theo lịch phương Đông. Qua đó, ông cho biết sự hợp tác quốc tế tại trường đạt được nhiều bước ngoặt, cụ thể: số lượng sinh viên, học viên Việt Nam được cử đi học tại trường ngày càng tăng, song chất lượng đào tạo dự bị vẫn được duy trì ở mức cao. Năm vừa qua tại trường có 29 học viên Việt Nam theo học, 23 trong số đó đã đạt loại xuất sắc. Trong năm nay, trường sẽ thành lập phòng truyền thống hữu nghị Việt – Nga và phối hợp cùng quỹ “Thế giới Nga” lập chi nhánh thứ ba trên lãnh thổ Việt Nam, tại Đại học hàng hải Hải Phòng.

Cùng chúc mừng năm mới học viên nhân ngày lễ là Trưởng phân khoa dự bị trước khi nhập học bà E. I. Korol, giáo viên tiếng Hàn Na Yun Za, giáo viên tiếng Nga cho người ngoại quốc  N.K. Peregon cùng nhiều giáo viên khác. 

Chương trình bắt đầu sau hiệu lệnh của 2 người dẫn chương trình. Chúng ta không thể không nhắc đến người dẫn chương trình Vey Ley và những nỗ lực của anh ấy trong việc học tiếng. Anh đã kết thúc khóa học tại khoa Kỹ thuật hàng hải thuộc học viện hàng hải, và hiện tại đang học thêm chuyên ngành phiên dịch quốc tế. Pey Ley đã chuẩn bị bài thuyết trình về năm mới của Trung Quốc, truyền thuyết  “Huyền thoại quái vật Nian”, đề mọi người có thể hiểu từ đâu mà có người Trung Quốc có truyền thống đốt lửa và bắn pháo hoa đêm giao thừa. Tiếp sau là phần giới thiệu về truyền thống và biểu tượng năm mới do các sinh viên Trung Quốc Lee Joon và Lee Ju trình bày. Các học viên Trung Quốc đã đồng loạt biểu diễn bài hát “Mùa xuân” và tiết mục nhảy hiện đại cho các khán giả.

Như thường lệ, không thể không kể đến các học viên Việt Nam đã đến với buổi lễ “Tết” hôm nay. Hiện có 29 học viên từ năm 1 đến năm 4 thuộc 3 khoa Lái, Máy, Điện , năm vừa qua trong số họ 23 học viên đạt loại “Xuất sắc”. Các học viên ấy đến Vladivostok để học những chuyên ngành hàng hải theo hợp đồng từ Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro và Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Làm nên thành công của các học viên hôm nay, chúng ta không quên kể đến công lao đặc biệt của cô Elena Ivanovna, cô Natalya Anatolyevna, chỉ huy S.N. Verovka và những thầy cô khác.

Những học viên Việt Nam tại trường không chỉ học giỏi mà còn tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, các kỳ Olympic tiếng Nga, các hoạt động thưởng thức nghệ thuật tại trường. Môn thể thao yêu thích của họ phần lớn là bóng đá.
Hai học viên Hàn Quốc học tiếng Nga Choi Dong Woo và Kim Kyong He cùng với một sinh viên học tiếng Hàn đã cùng nhau gửi đến lễ hội bài hát trữ tình dưới giai điệu guitar và giọng nam chính trầm ấm. Các học viên Việt Nam sau đó thực hiện nghi thức cúi chào các giáo viên, sau đó là nhận mừng tuổi năm mới.

Phần nổi bật của chương trình là hoạt cảnh “Khoai môn vui vẻ” được các học viên dự bị Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng. Có thể thấy trong hoạt cảnh thú vị này là việc sử dụng tiếng Nga hài hước. Hoạt cảnh cũng làm ta liên tưởng đến cốt truyện dân gian Nga “Củ cải”, nhưng khi được các học viên Việt Nam trình bày, câu chuyện dường như trở nên sôi động và thú vị hơn.


Dịch: Trịnh Quốc Vinh

Với du học sinh như chúng ta, mục tiêu hàng đầu là học tập. Nhưng đôi lúc ta quên đi mục tiêu thiết yếu đó, quên đi động lực để ta cố gắng hơn nữa. Chắc hẳn bản thân ta đã cảm thấy “đủ”, “đủ” là không cần làm thêm, “đủ” là đã thỏa mãn bản thân, “đủ” là dừng lại, “đủ” là đủ. Dậm chân tại chỗ so với bản thân là bước so với nhân loại!
Sau đây là một mẩu chuyện nhỏ tôi đọc được trong một cuốn sách rất tuyệt vời. Đây là mẩu chuyện tôi thích nhất! Nó giúp ta xem xét lại bản thân mình, nó cho ta thấy từ “đủ” trong mỗi cá nhân chúng ta có thực sự đủ chưa, nó thôi thúc ta phải làm nhiều việc hơn nữa, nó giúp ta hiểu hơn về hai chữ động lực

Chuyện ở West Point

Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia dự tuyển thì thôi coi như mình cầm chắc suất rớt, đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO, các sếp lớn của các tập đoàn ở Mỹ đều tốt nghiệp trường West Point chứ không phải là Harvard hay Standford, hay Yale...Ở Mỹ nghe ai nói tôi từng học ở West Point, người ta cũng nhìn mình từ trên xuống dưới, như một thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì không có tiêu chuẩn nào xếp hạng được nó.
 Vậy West Point (WP) là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, rất đông các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một khẩu hiệu là: “Cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành một công dân ưu tú.” 
Mỗi năm WP chỉ tuyển khoảng 1300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo, để ai cũng trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, anh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh. 
 Anh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2 giờ sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy giờ mấy phút, lúc ra mấy giờ mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì....Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về óc quan sát, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và n bài học tương tự như vậy. Sau này, anh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ một đứa "đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc" vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành một người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn. Cái Tony xin tài liệu của anh, đem về Việt Nam dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho “câu lạc bộ con dượng”.
Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Trở lại học viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con trai ra đời, và muốn nó “đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời. Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chat chit nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện WP mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày. Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện.
Tony chăm chú nghe anh kể lại chuyện học trong trường. Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân cũng nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi. Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. Cứ đúng 5 giờ sáng là kẻng đánh thức dậy, dù mùa hè hay mùa đông. Họ buộc phải tập thể lực bằng các bài tập cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước mấy tiếng đồng hồ, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được.
Anh nói, vô WP, kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ. Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2 giờ sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra , với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, tướng Trần Hưng Đạo viết Binh Thư Yếu Lược với nội dung chính là gì, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào v.v….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ, lên thư viện tự tìm tài liệu ngồi nghiên cứu, coi như nợ câu trả lời. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý.
Khi về già, họ thành lập các hội cựu sinh viên WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Ca-ri-bê, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.
Nếu bạn nhìn các học viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng nhiều. Một ngày chỉ có 24 tiếng, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, tức 1/3 cuộc đời là cho việc ngủ, nên ai cũng chỉ còn 16 giờ trong ngày. Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày (daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.
Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Cambodia có một vị tướng trẻ ba mươi mấy tuổi cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi. Sự cố tranh chấp đền Preah Vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan đã phải rút quân. Và thái bình đã trở về trên quê hương Chùa Tháp…

(Sưu tầm  “Tony buổi sáng – Cà phê cùng Tony”)

Đời người như chiếc đồng hồ cát, tối đa 100 năm, một ngày sống là một ngày mình càng gần cái chết, mắc mớ gì mình lành lạnh chân tay, biết đọc, biết viết mà sáng ngủ dậy, rồi ăn, rồi ngủ, rồi hết ngày, uổng vậy. Thế nên hãy thức tỉnh đi! Hãy hành động ngay! Thay đổi bản thân để mình trở thành những công dân ưu tú. Thay đổi cuộc sống dễ dãi nhàm chán hàng ngày, tìm những khó khăn thử thách để tôi rèn bản thân, để sau này không phải hối tiếc những việc mình đã bỏ thời gian ra làm!
Hỡi những người anh em của tôi ơi! Chúng ta hãy hành động thôi!

Người viết và sưu tầm: Huỳnh Anh Bảo

Vào chiều ngày 06 tháng 02 năm 2016 (tức ngày 28 tháng chạp âm lịch), chi đoàn sinh viên trường ĐH Hàng hải quốc gia Nga TP Vladivostok đã tổ chức buổi tổng kết – tất niên trang trọng đầm ấm. Buổi tất niên này được tổ chức tại nhà hàng Nem Việt, với sự góp mặt của một số giáo viên trường ĐH Hàng hải MSUN và toàn thể anh em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học tại trường.
Để chuẩn bị cho buổi tất niên, Ban chấp hành chi đoàn đã lên kế hoạch từ trước rất kĩ càng và chu đáo, từ đặt món ăn, đặt bánh chưng, giò chả, chuẩn bị hoa mai, trang trí phòng… tất cả với mục tiêu là đem lại một cái Tết đầy đủ, ấm cúng nhất cho những người con đất Việt đang phải ăn tết xa quê hương.
Năm vừa qua chứng kiến nhiều thay đổi trong cơ cấu ban chấp hành chi đoàn trường, nhiều thành viên mới, năng nổ và nhiệt huyết.Trong buổi họp mặt thân mật, đồng chí tân bí thư chi đoàn Nguyễn Hải Khánh đã có đôi lời phát biểu cũng như lời chúc tết gửi tới toàn thể mọi người. Tiếp đó là những dòng tâm sự về cái tết xa nhà của một số thành viên trong đơn vị, trưởng ban biên tập Trương Hiền, đồng chí chủ tịch hội thanh niên thành phố Đoàn Hữu Hùng, đồng chí cựu bí thư Huỳnh Kim Khánh… Mọi người cũng được nghe những lời chúc mừng năm mới ấm áp đến từ các cô giáo. Tất cả cùng nâng ly mừng xuân Bính Thân 2016 và dành cho nhau những lời chúc sức khỏe, may mắn, thành công. Một phần không thể thiếu,một nét đẹp truyền thống của ngày tết Việt Nam, đó là những phong bao lì xì may mắn được ban chấp hành chi đoàn gửi tặng các vị khách quý và các bạn sinh viên dự bị kèm theo lời chúc mừng năm mới. Trong không khí gia đình ấm áp, giờ đây những đứa con xa quê đã phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà và sự cô đơn khi một mình đón tết nơi đất khách quê người.
 Bên mâm cơm với bánh chưng xanh, giò lụa trắng cùng cánh mai vàng… những khúc ca hát về Tết, về mùa xuân được anh em sinh viên biểu diễn càng làm cho bữa tất niên càng có không khí xuân. Những điệu nhạc xuân tươi vui, đầy sức sống như Mùa xuân quê em, Ngày xuân long phụng sum vầy, Con bướm xuân, Xuân quê tôi … hay những bản tình ca trầm lắng như Khúc giao mùa, Mùa xuân bên cửa sổ… mang lại cho mọi người thật nhiều cảm xúc trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng này.
Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, tập thể sinh viên trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga TP Vladivostok kính chúc ông bà, cha mẹ, anh em cùng tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý và gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống.

*Một số hình ảnh:

Người viết: Nguyễn Be Ly

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.