Lịch sử và ý nghĩa ngày chiến thắng chống quân Phát xít 9/5

9.5.15
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5  là ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của Liên Xô và các nước Đồng Minh chống phát xít đối với quân đội Đức Quốc xã. Chiến thắng này đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm, tinh thần cao cả của nhân loại và thắng lợi của chính nghĩa.

6845x3060 783939 www.ArtFile.ru 57660

Khái quát lịch sử
Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ vào ngày 1/9/1939. Chỉ hơn một năm sau khi thôn tính Ba Lan, phát xít Đức đã thống trị hầu như toàn bộ châu Âu tư bản chủ nghĩa. Ngày 22/6/1941, phát xít Đức đã sử dụng một đội quân khổng lồ ào ạt tấn công Liên Xô. Quân và dân Liên Xô đã anh dũng chiến đấu làm nên cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại (1941-1945).
Untitled d2a9b

Với sự sáng suốt trong lãnh đạo, chỉ huy cùng tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm, các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã giành được thế chủ động tại các mũi đánh quyết định, đập tan mưu đồ xâm lược của phát xít Đức. Nhiều trận chiến quyết liệt  đã diễn ra trên mặt trận Xô-Đức: trận đánh ngoại ô Moskva (tháng 12 năm 1941 - tháng 1 năm 1942), phá tan đội quân của Paulus trận ngoại ô thành Stalingrad (tháng 11 năm 1942 - tháng 2 năm 1943) và cuối cùng là trận chiến trên vòng cung Kursk (tháng 7 - tháng 8 năm 1943).
Untitled 4e2f5

Mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô liên tiếp mở các đợt tấn công dồn dập trên mặt trận phía Đông và đánh tan các đơn vị chiến lược của phát xít Đức, kết thúc giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô và khôi phục đường biên giới. Sau đó, Hồng quân Liên Xô tiếp tục di chuyển về hướng Tây, giải phóng Romania, Bulgaria, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Nam Tư, Na Uy… và tiến đến biên giới nước Đức.

Ngày 30/4/1945, lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã bay phấp phới trên tòa nhà quốc hội Đức.
Untitled 33104
Đúng 0 giờ 43 phút ngày 9/5/1945 theo giờ Moskva, thay mặt nước Đức quốc xã, thống soái Field Marshal Keitel ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức. Sự kiện này đánh dấu khúc khải hoàn vinh quang của quân dân Liên Xô, kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và định trước kết cục của Chiến tranh thế giới lần thứ hai - cuộc chiến tranh có quy mô rộng lớn, tàn khốc nhất và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Chiến thắng vĩ đại năm 1945 đã làm thay đổi tận gốc bức tranh thế giới, đã mở ra trước nhân loại một trang sử mới. Một trang sử thể hiện tính hiệu quả của các nỗ lực tập thể và cùng tìm kiếm phương hướng giải quyết các vấn đề toàn cầu, không cho phép củng cố nền an ninh của mình bằng an ninh và chủ quyền của các nước khác. Bài học chiến tranh cảnh báo: sự tiếp tay cho bạo hành, thờ ơ và trông chờ sẽ là những hậu quả nguy hại khôn lường.
Hậu quả của chiến tranh chống phát xít

Hậu quả để lại từ cuộc chiến tranh chống phát xít là thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử loài người với khoảng 100 triệu người chết (kể cả những người chết do ảnh hưởng gián tiếp của chiến tranh), hàng trăm triệu người chịu thương tật, hàng trăm triệu người mất nhà cửa.Trong đó tổng số thiệt hại về người của Liên xô được ước tính là 26 triệu 600 nghìn người, số lượng thường dân chết nhiều gấp 2 lần so với những con số hi sinh ngoài trận tuyến.


Ảnh hưởng của chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam.


Chúng ta luôn biết rằng, thời cơ của cách mạng Việt Nam mở ra từ chiến thắng vĩ đại đánh bại chủ nghĩa phát xít. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mở ra kỷ nguyên tự do độc lập và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam là một trang chói lọi, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc, là bước ngoặc của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã đập tan phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Untitled 6c9e2
Trong lịch sử có những sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên vô cùng thú vị, đó là ngày 30/4/1945 Hồng quân Liên Xô cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức buộc Đức Quốc Xã ký văn bản đầu hàng vô điều kiện Hồng quân Liên Xô ngày 9/5/1945. 30 năm sau, ngày 30/4/1975 lá cờ chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc cuộc đấu tranh lâu dài nhất, ác liệt nhất của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam với lòng biết ơn sâu sắc luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn, vô tư và chí tình của nhân dân Liên Xô đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành độc lập dân tộc. Tinh thần quốc tế cao cả và sự ủng hộ mọi mặt của các dân tộc Liên Xô anh em đã góp phần quan trọng để nhân dân Việt Nam viết nên bài ca khải hoàn với đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm tháng sẽ đi qua nhưng hai thắng lợi vĩ đại của hai quân đội, hai đất nước đánh thắng các thế lực hung bạo nhất của thời đại, mãi mãi là chiến công chói lọi nhất của thế kỷ XX, tác động sâu xa đến tiến trình phát triển lịch sử loài người và tình hữu nghị các dân tộc, trong đó có tình hữu nghị Việt - Nga.

Dải băng George
Có khi nào bạn tự hỏi tại sao trong ngày kỉ niệm chiến thắng phát xít 9/5, hầu hết người Nga thường đính trên áo một dải ruy băng hai màu xen kẽ nhau được gấp gọn gàng và trang trọng. Câu trả lời không phải ai cũng biết... 
Untitled a3590
Dải băng xuất hiện từ thời nữ hoàng Ekaterina II, được trao tặng vào 26/11/1769 cùng với huân chương của thánh George (huân chương quân đội cao quý nhất thời bấy giờ) cho các chiến sĩ. Dải băng có 2 màu: màu đen tượng trưng cho khói, màu cam tượng trưng cho lửa.
Untitled 8f2db

Sau này nhân dịp kỉ niệm 60 năm chiến thắng phát xít, một nữ nhân viên hãng thông tin đã nghĩ ra hành động đeo ruy băng lên áo kỉ niệm và đã được phổ biến rộng rãi trong cả nước. Từ đó việc đeo dải băng này đã được lưu truyền cho đến tận bây giờ. Мục đích chính của hành động là mong muốn các thế hệ trẻ không quên đi những người đã mang lại chiến thắng cho dân tộc và cái giá phải trả trong cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất của thế kỷ trước để cảm thấy tự hào và thể hiện sự kính trọng, biết ơn đến những người đã đem lại đôc lập tự do cho Tổ quốc.
Untitled 41839

Nước Nga kỉ niệm lễ chiến thắng
Hàng năm cứ vào ngày 9/5, trên khắp nước Nga đều diễn ra các sự kiện để kỉ niệm ngày chiến thắng: đặt vòng hoa tại nghĩa trang và tượng đài liệt sĩ, meeting vinh danh các anh hùng trong chiến tranh, và đặc biệt nhất tại quảng trường của các thành phố lớn trên nước Nga đều diễn ra các cuộc duyệt binh, diễu hành của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân. Tham gia diễu hành ngoài các binh chủng, lữ đoàn của bộ binh, không quân và hải quân, mà còn có nhiều thiết bị, khí tài quân sự tân tiến, hiện đại nhất của Nga. 
Năm 2015 này nước Nga sẽ kỉ niệm 70 năm chiến thắng nên sự kiện được tổ chức có phần trang trọng và quy mô hơn. Tại trường ĐH Hàng hải Nhevelskoy, truyền thống kỉ niệm ngày 9/5 được duy trì thường niên. Vào chiều ngày 8/5, tại khán phòng của trường, buổi lễ kỉ niệm ngày chiến thắng được tổ chức trong không khí trang nghiêm với sự có mặt của Ban giám hiệu trường, các cựu chiến binh và nhiều học viên. Ngoài ra, trường ĐH HH Nhevelskoy còn chuẩn bị và tham dự vào cuộc duyệt binh ở quảng trường thành phố Vladivostok cùng với các lữ đoàn lính quân đội khác. 
Untitled 6794d

11205147 648159415328017 6673703905215638702 n 83c1b

11133835 648159575328001 5976103878737724696 n f51e3
Người viết: Nguyễn Vũ Hiệp và Nguyễn Sĩ Minh.
Chuyên mục:

Đăng nhận xét

[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.