Bài mới nhất

12.10.17
Ngày 24 tháng 9, Vladivostok tổ chức “Ngày của loài hổ” với một cuộc diễu hành lễ hội lớn 18000 người tham gia, trong đó có một đoàn các học viên và sinh viên của Đại học Hàng hải mang tên đô đốc Nhevelskoy.
“Ngày của loài hổ” đã trở thành kỳ nghỉ mùa thu yêu thích của công dân thành phố. Trong ngày hội này, tất cả trẻ em, người lớn và người già, học sinh, sinh viên và học viên đều tham gia, tất cả mọi người trong cùng đội hình màu da cam, cười với nhau, hát, tung những quả bóng nhiều màu lên bầu trời ...

Đại diện Thị trưởng Vladivostok đã trao giải thưởng và thư cảm ơn cho những đội hình nổi bật và có tổ chức nhất của lễ hội. Trong số các khen thưởng, đội hình của Đại học Hàng hải mang tên đô đốc Nhevelskoy đã nhận được bằng khen cho vị trí thứ 3, một tấm lưu niệm và hai chiếc bánh nướng thật ngon. Trong đội hình tập hợp của Đại học Hàng hải có học viên khoa Điều khiển tàu biển, trường Cao đẳng Hàng hải, sinh viên các khoa kinh tế, luật biển, cũng như người quản lý năm nhất Elizaveta Baranova, phó khoa Điện hàng hải  phụ trách giáo dục Victoria Noskova và những người khác.

Các học viên của Trường Hàng hải đã thống nhất phong cách chung là tất cả sẽ mặc áo kẻ thuỷ thủ. Giám sát bởi những chỉ huy: Denis Gutnik, Mikhail Fatulaev, Kovalenko Alexander, Kozyrev Ivan (khoa điều kiển tàu biển); Krylov Valery, Moiseenko Evgeny (khoa máy tàu biển). Các nhà tổ chức nổi tiếng là Vitalina Alexandrova, một sinh viên của khoa Điện tàu biển, Vadim Spiridonov, một sinh viên Luật hàng hải.

Các chàng trai biểu diễn bài hát truyền thống, hô vang các khẩu hiệu về các vấn đề môi trường đã chinh phục ban giám khảo với sự sáng tạo của họ. Trong đội hình của chúng tôi đã trình bày loài hổ «chủ nhân của rừng Taiga vùng Viễn Đông" gần như kích thước tự nhiên, cũng như một loài hiếm  - "loài hổ trắng", được mô tả bởi một con chó trắng tuyết - nhân vật chính của video.

Ảnh của sinh viên của khoa Điện và tự động hóa tàu thủy Ivan Shadrov, Victoria Noskova và Trung tâm Truyền thông của trường Đại học Hàng hải mang tên đô đóc Nhevelskoy.
Nguồn: Ban thông tin
Dịch: Trần Diệu Hằng (BBT)
Một số hình ảnh khác của buổi diễu hành















Võ sư Aikido và võ sư kenjutsu, huấn luyện viên (bậc 7) của Trường Hoàng gia Budojo Shiseikan (Nhật Bản, Tokyo) Yanase Akinobu là khách mời của Trường đại học hàng hải Vladivostok. Cần phải nhấn mạnh rằng, tại trường đã 3 năm qua đang diễn ra các lớp học võ Aikido và kenjusu miễn phí cho các học viên, sinh viên của trường có nguyện  vọng. 

Ông Yanase Akinobu đã tổ chức nhiều buổi tập cho học viên, sinh viên và giáo viên của Đại học Hàng hải, cũng như cho nhân viên của Lãnh sự quán Nhật Bản.

Nguồn: Ban thông tin
Dịch: BBT
Một số hình ảnh của lớp học











Vào ngày 21 tháng 9 trên sân trường của trường đại học hàng hải Liên Bang Nga mang tên đô đốc G.I.Nhevelskoy đã tổ chức trọng thể lễ vinh danh lá cờ truyền thống của trường. Buổi lễ có sự tham dự của các giảng viên và chỉ huy của trường đại học, các học viên của các khoa học lái máy và điện. Lễ vinh danh được tổ chức bằng cuộc diễu hành cuả các học viên.

Chúc mừng các học viên, các chỉ huy và giáo viên trong ngày này, Hiệu trưởng S.A. Ogay lưu ý rằng trong suốt lịch sử trường, lá cờ đã và đang là một biểu tượng của sức mạnh hàng hải và lòng tận tụy cho lợi ích của Nga. Hiệu trưởng muốn các thủy thủ tương lai tôn trọng phẩm giá của học viên trường Đại học Hàng hải với danh dự và nhân phẩm, xứng đáng là người kế thừa truyền thống vẻ vang của ngành hàng hải Liên bang Nga.
Sau khi lá cờ quốc gia của Liên bang Nga và cờ của Thánh Andrew được nâng lên, Lễ vinh danh đã diễn ra long trọng dưới âm bản nhạc được thực hiện bởi trung đội quân nhạc của khoa ORSO.
Tại buổi lễ trang trọng, hiệu trưởng  S.A. Ogai đã trao giải cho những người chiến thắng trong các cuộc thi năm học 2016-2017. Giải nhất cuộc thi kiểm tra tác phong đồng phục nhân danh đại tá K.I. Pivovarov thuộc về đại đội 15 khoa Lái ( Đại úy cấp 2 AA Rychkov –trưởng đại đội  A. Glebov), giải nhì thuộc về đại đội 24 khoa máy (Đại úy cấp 3 AA Gladchenko –trưởng đại đội M. Dudkevich), giải 3 thuộc về đại đội 35/45 khoa Điện ( đại úy cấp 3 TA Shercheev-trưởng đại đội S. Bodrov).
Giải nhất cuộc thi kiểm tra cơ sở vật chất thuộc về đại đội 15 khoa Lái, giải nhì thuộc về đại đội 16 khoa Lái, giải 3 thuộc về đại đội 24 khoa Máy.
Các giải trong cuộc thi kiểm tra nội vụ trong phòng: giải nhất – phòng 416 đại đội 15 khoa Lái (trưởng phòng- học viên N. Arkadiev) giải nhì – phòng 111 đại đội 25 khoa Máy (trưởng phòng –học viên V. Lysov), giải 3-phòng 808 đại đội 43/42 khoa Điện (trưởng phòng –học viên D. Zabolotskaya)
Hiệu trưởng đã có lời chúc mừng tới tất cả học viên và trao tặng bằng khen vì có thành tích và đóng góp trong  quá trình chuẩn bị và tham gia  diễu hành kỉ niệm 72 năm chiến thắng trong chiến tranh vĩ đại năm 1941- 1945.
Buổi lễ có sự tham gia của học viên của trường và đặc biệt đây là niềm vinh dự lớn đối với học viên năm nhất lần đầu tiên được tham gia vào buổi lễ kỉ niệm này.
Chúng ta luôn ghi nhớ lá cờ của trường cùng với huân huy chương đã đã được chọn trang trọng trong cuộc họp của Cơ  quan vận tải hàng hải và đường sông được tổ chức tại trường vào 21 tháng 9 năm 2012. Chính trong năm đó lá cờ trường đại học hàng hải mang tên đô đốc G.I. Nhevelskoy đã được đặt trong viện bảo tàng dưới sự ủng hộ của cơ quan vận tải đường thủy liên bang. Ngày 20 tháng 3 cũng đã diễn ra lễ kỉ niệm 200 năm ngày sinh đô đốc G.I. Nhevelskoy tại trường với sự có mặt của toàn thế ban lãnh đạo trường cũng như toàn bộ học viên. Ngày nay lễ kỉ niệm lá cờ trở thành truyền thống mới của nhà trường.
Lễ kỉ niệm lá cờ đã trở thành truyền thống của nhà trường, được lưu giữ từ các khóa học viên này sang khóa học viên khác. Những người thuộc nhóm nghiên cứu truyền thống hàng hải Nga coi đó là nền tảng cũng như sứ mệnh của trường trong việc cung cấp những chuyên gia về quản lí và vận tải biển.
Truyền thống thực hiện các nghi lễ được phát triển ở Nga vào thế kỷ XIX kể từ thời điểm thành lập các cơ sở đào tạo hàng hải  đầu tiên. Và đến nay, mục tiêu của họ vẫn là – giữ tinh thần đoàn kết, sự hình thành văn hoá tập thể cho học viên và giảng viên.

Nguồn: Ban thông tin
Dịch: Bùi Văn Tú, Phạm Văn Vượng (BBT)


Một số hình ảnh của buổi lễ














Thông thường, sau khi hoàn thành chương trình học năm nhất, các bạn học viên sẽ trải qua một chuyến thực tập dài khoảng 2 tháng trên các con tàu của trường. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của một số học viên khóa trên để có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi dài ngày phía trước.
(Hình ảnh được chụp trên tàu Hy vọng chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết)

Đầu tiên là chuẩn bị quần áo, giày dép: 2 bộ đồ lao động (1 bộ để làm việc và 1 bộ để đi học, đi tập trung, thường sẽ có thông báo mang theo đồ gì); dép coi sau (không được mang dép lê); giày bata để lao động; mũ lưỡi trai (các bạn sẽ thường xuyên làm việc dưới trời nắng); găng tay; đồ thể thao (để tập thể dục buổi sáng); đồ cá nhân: điện thoại, máy tính bản, máy tính, đồ sạc, kem bót đánh răng, khăn mặt, vớ, quần áo lót…
Một số vật dụng cần thiết khác: bột giặt, móc quần áo, dây phơi, ổ điện, ổ nối, bình đựng nước uống, cốc nước, máy cắt tóc (tốt nhất mấy anh em chung nhau mua 1 cái mang lên tàu rồi cắt cho nhau)…  Bạn nào có mang kính cận thì có thể buộc thêm sợi dây vào gọng để nếu làm việc trên cao thì không bị rơi mất.
Trong thời gian đầu lên tàu, một số bạn có thể bị say sóng, tốt nhất là mang theo thuốc chống say sóng, phòng trường hợp bão bùng có cái mà dùng. Chắc không có bạn nào hút thuốc, mà nếu có thì phải đem cho đủ dùng, mang nhiều để các bạn tây xin còn có cái mà cho.
            Nếu lịch trình tàu ra nước ngoài thì có thể mang theo usd để lúc lên bờ đi ăn uống, mua sắm, còn nếu đi trong nước Nga thì thường là lên đảo Sakhalin hoặc Kamtratka, mang rub theo phòng thân. Các bạn lưu ý, tiền bạc và các thiết bị điện tử phải cất giữ hết sức cẩn thận để tránh bị mất (đã có trường hợp xảy ra). Cố gắng đừng mang nhiều đồ, quần jean, áo sơ mi chắc chắn sẽ không được xài, chỉ mang những thứ thiết yếu nhất thôi.
Thời gian biểu thực tập trên tàu thường như sau: tất cả thực tập sinh sẽ được chia thành 3 nhóm. Trong một ngày, nhóm 1 sẽ đi học, nhóm 2 sẽ đi làm, nhóm 3 sẽ đi trực, sang ngày tiếp theo thì các nhóm đổi cho nhau. Các bạn đi trực cũng sẽ được xếp trực ở những vị trí khác nhau: buồng lái (buồng máy), nhà bếp, nhà ăn, phòng ăn của sỹ quan, nhà vệ sinh, gác cầu thang... Nói chung làm việc, học tập, trực nhật nguyên ngày, sáng tối điểm danh như ở kí túc xá.
Các bạn thực tập sinh cần mang theo vở và dụng cụ học tập để đi học. Thông thường các bạn sẽ được học khoảng 3 môn nên cần mang theo vài cuốn vở. Thầy giáo hướng dẫn thực tập có thể tính vở chép trên lớp là báo cáo thực tập nên các bạn không phải viết báo cáo mà chỉ cần trả bài đầy đủ cho thầy là xong (một số thầy không chấp nhận, yêu cầu phải viết báo cáo riêng, cái này xui thì phải chịu). Bật mí một số kinh nghiệm trả bài: Trả bài càng sớm càng tốt, thường xuyên bám theo các bạn tây trả bài sớm để nắm được nội dung những câu hỏi khó, tham khảo các bạn của nhóm đã trả bài trước để còn chuẩn bị câu trả lời. Quan trọng là phải hiểu, có sự chuẩn bị và tự tin thì mọi thứ sẽ ngon lành. Chương trình học trong chuyến thực tập năm nhất thì tương đối đơn giản (đang nói khoa lái), chủ yếu học cờ hiệu, các trang thiết bị cứu sinh, hệ thống lái, neo, cẩu, dây buộc… Các bạn có thể chuẩn bị sẵn bộ tài liệu dành cho Матрос của Шарлай (hỏi các anh khóa trên để xin hoặc tìm trên site của đơn vị), chương trình thực tập thì liên hệ với phòng thực tập của trường ở UK1 để xin, đọc và dịch ra để hiểu cần học gì và làm gì. Phần điền các giấy tờ thực tập, nếu cả đại đội cùng đi tàu của trường thì không cần lo lắng. Mọi người sẽ được hướng dẫn cụ thể.
Lúc mới lên tàu, nếu đi tàu Hy Vọng thì nhanh chóng chiếm mấy giường gần cửa sổ, vừa rộng lại sáng sủa. Tốt nhất là nên chọn bạn cùng phòng trước, để lên tàu xếp phòng cho nhanh. Các bạn sinh viên Việt Nam nếu có đi thực tập chung thì cố gắng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, học tập và trực nhật, giữ hình ảnh tốt đẹp để các em khóa sau thực tập được thuận lợi.
Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa, nếu tàu đi dài ngày thì nên mang theo đồ ăn (mỳ tôm, lương khô, dăm bông, kẹo bánh) để lúc đói khổ, thèm thuồng thì có cái mà nhai cho đỡ đói. Nói chung 2 tháng hè năm nhất vất vả lắm mà đáng nhớ lắm (dành cho những tàu đi xa bờ dài ngày). Vui, nhớ nhà, nhớ đất liền, nhớ đồ ăn việt nam. Nhớ người yêu thì cố mà chịu. Tàu đi ra vùng khác thì cước phid gọi về Việt Nam đắt lắm. Ai không tin cứ thử thì biết.
Hết 2 tháng thực tập tàu trường, coi như các bạn đã hoàn thành xong nghĩa vụ nhập môn, nói chung là đã nếm trải được nhiều. Con đường phía trước sẽ đỡ khó khăn hơn. Chúc các bạn có một chuyến thực tập an toàn, bổ ích và đáng nhớ.
P/S: các bạn khoa lái nếu có thắc mắc gì, không biết hỏi ai thì hãy liên hệ với các anh khoa lái năm lớn, tin chắc là sẽ được giải đáp tận tình.
Tác giả: Huỳnh Kim Khánh

(Cựu học viên đại đội 12 khoa Lái)

Nam Phi quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia trong thương mại và hải quân của đất nước, cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp hàng hải và khoa học, bao gồm luật biển và an toàn môi trường. Điều này đã được Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Liên bang Nga, bà Sibanda-Tusi nói trong chuyến thăm Đại học Hàng hải vào thứ 6 tuần trước, ngày 8 tháng 9 năm 2017.
Theo bà Siband-Tusi, chuyến thăm Đại học Hàng hải là sự tiếp nối của các cuộc đàm phán bắt đầu hai năm trước đây. Lần này, chuyến thăm được  diễn ra trong khuôn khổ hoạt động của phái đoàn Nam Phi tại Diễn đàn Kinh tế Đông Á lần thứ ba. Cần phải lưu ý rằng việc tham gia vào diễn đàn đã diễn ra thành công cho phái đoàn đối với các vấn đề kinh tế, Đại sứ nói rằng lĩnh vực giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực hợp tác hứa hẹn giữa Nam Phi và Liên bang Nga. Hiện tại có khoảng 350 sinh viên Nam Phi hiện đang theo học tại các trường đại học ở Nga, nhưng tất cả đều học ở phần phía tây của Nga, nhận được hầu hết các ưu tiên của ngành dân sự trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hai năm trước đây, đội tàu biển thương mai ở Nam Phi không hề có gì, mặc dù thực tế là đất nước này được bao bọc bởi vùng biển của hai đại dương - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Hiện nay, Nam Phi đã nhận được hai tàu đầu tiên, trong những năm tới con số của họ sẽ tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy vấn đề đào tạo các chuyên gia cho ngành hàng hải ngày càng trở nên khẩn cấp. Ngoài ra, nước cộng hòa này cũng đang tích cực xây dựng và phát triển lực lượng hải quân, cũng đòi hỏi các chuyên viên có trình độ.
Sau khi làm quen với bài thuyết trình về Đại học Hàng hải, Đại sứ nói rằng Nam Phi đã bị thu hút bởi khả năng của trường, khả năng đào tạo nhiều chuyên gia (từ các kỹ sư hàng hải đến các luật sư, các nhà kinh tế và các nhà sinh thái học về chuyên môn hàng hải) và có kinh nghiệm thành công trong việc đào tạo công dân nước ngoài. Sự chú ý đặc biệt của đoàn đại biểu cũng được thu hút bởi những thông tin đào tạo các ngành hàng hải dành cho con gái. Nam Phi cũng quan tâm đến các chương trình đào tạo và trình độ cao, cũng như các dự án khoa học chung trong lĩnh vực vận tải biển và môi trường, bao gồm hợp tác với Viện Hàng hải Cape Town. Theo đại sứ, khả năng đào tạo công dân Nam Phi tại Đại học Hàng hải sẽ được xem xét cả trong khuôn khổ các thỏa thuận liên chính phủ và tuyển dụng thương mại.
Bên cạnh bà Siband-Tusi, cố vấn kinh tế Nam Phi, ông Moloko Leshaba, tham tán chính trị Đại sứ quán Nam Phi, ông Gunter Bender, cũng như đại diện của lãnh sự danh dự của Nam Phi tại Vladivostok đã tham gia đàm phán. Đại học Hàng hải được đại diện bởi vị phó hiệu trưởng về công tác giáo dục và đào tạo quân sự I.L. Vitkalov, Phó Hiệu trưởng khoa học D.V.Burov,  trưởng phòng các hoạt động quốc tế  SM. Smirnov và trưởng phòng làm việc với sinh viên nước ngoài A.I.Lozhkina.
Nguồn: Ban thông tin
Dịch: Phạm Văn Vượng (BBT)
Một số hình ảnh của chuyến thăm trường Đại học Hàng hải

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.