Bài mới nhất

13.5.17
     Vào dịp lễ kỷ niệm 72 năm Ngày Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa, chỉ huy đơn vị, học viên cùng các sinh viên Đại học Hàng hải Nhevelskoy đã tích cực tham gia vào các sự kiện chung của thành phố Vladivostok, bao gồm việc tham gia duyệt binh tại Quảng trường trung tâm thành phố và tham dự cuộc diễu hành Trung đoàn bất tử.

Nguồn: Ban thông tin Đại học hàng hải Vladivostok


Một số hình ảnh liên quan:





















































































8.5.17
     Tôi xin gửi lời chúc mừng 72 năm ngày Chiến thắng đến toàn thể tập thể giáo sư, giảng viên, tướng lĩnh và học viên trường đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy.

     Ngày lễ Chiến thắng sẽ luôn sống mãi trong kí ức về những gì mà chúng ta đã phải hi sinh để chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, giành lại tự do cho nhân loại. Trong khi chúng ta dành sự tôn kính nhất đến những anh hùng đã ngã xuống trong khói bụi cuộc chiến, thế hệ trẻ cần gìn giữ truyền thống yêu và mang lại hòa bình cho nhân loại.

     Trải qua những năm tháng khốc liệt, chúng ta hiểu giá trị của chiến tranh và có quyền tin tưởng rằng thời đại mới sẽ mở ra trên nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo, hợp tác cùng phát triển khoa học, kinh tế, xã hội và văn hóa.

     Tận đáy lòng, tôi xin chúc mừng tất cả nhân ngày Chiến thắng. Chúc các bạn sức khoẻ, hạnh phúc, luôn lạc quan, yêu cuộc sống, hoà bình cho toàn nhân loại.

Hiệu trưởng S.A. Ogay        

Ngày 05 tháng 05 năm 2017.

1. «Священная война» trong bài thơ Василия Лебедева của tác giả Кумача, nhạc Александра Александрова

Bài hát này, cũng được biết đến với tên gọi từ những câu hát đầu: “Hãy đứng dậy, đất nước tuyệt vời!” “Cuộc chiến vĩ đại” đã trở thành bài ca bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã. Bài thơ Лебедева-Кумача đã được công bố vào cuối tháng 6 năm 1941. Nhạc sĩ Александров gần như ngay lập tức đã phổ nhạc cho bài hát. “Cuộc chiến tranh vĩ đại” được biểu diễn lần đầu tiên ngày 26 Tháng Sáu năm 1941 tại nhà ga xe lửa ở Belarus, bởi nhóm Red Song and Dance Ensemble. Bài hát đã trở nên phổ biến rộng rãi và được phát sóng trên đài phát thanh mỗi ngày trên toàn Xô Viết.

2. «В лесу прифронтовом» trong bài thơ Михаила Исаковского, phổ nhạc Матвея Блантера
Bài hát ra đời năm 1943, được trình bày bởi ca sĩ Georgy Vinogradov. Исаковский cũng là tác giả của những bài hát nổi tiếng khác như  «Катюша» (1938), «Снова замерло все до рассвета..» (1946), «Ой, цветет калина» (1950).

3. «Жди меня» từ bài thơ của Константина Симонова и nhạc: Матвея Блантера
Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941 năm và ban đầu không có ý định để xuất bản. Dù vậy, nó xuất hiện vào tháng 1 năm 1942 trong tờ báo “Sự thật”. Trong cùng năm đó, bài thơ đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Xô Matvei Blanter. “Жди Меня” được thể hiện bởi nhiều ca sĩ như Eduard Khil, Georgy Vinogradov, Dmitri Hvorostovsky.
4. «Вечер на рейде» на слова поэта Александра Чуркина и музыку Василия Соловьева-Седого
Với bài hát này, cũng như “Song of Vengeance” và “Play, accordion của tôi ..” hai nhà soạn nhạc Soloviev-Gray đã nhận giải thưởng Stalin năm 1943

5. «Темная ночь» на слова Владимира Агатова и музыку Никиты Богословского
Bài hát này được viết vào năm 1943 cho bộ phim “Hai người lính” Leonid Lukov. Nhân vật chính của bộ phim Arkady Dzyubin (do Mark Bernes) đã hát bài hát với cây đàn guitar vào ban đêm trong hầm trú ẩn. Bài hát được nhân dân Liên Xô cũ rất yêu chuộng, và thường được  biễu diễn trong các tiết mục của buổi biểu diễn âm nhạc tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 09 Tháng Năm hằng năm.

6. «Соловьи» на слова Алексея Фатьянова и музыку Василия Соловьева-Седого
Bài thơ Фатьянов  được viết vào đoạn cuối của cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1944, mặc dù bản thảo hoàn thành năm 1942.

7. «Ты ждешь, Лизавета» на слова Евгения Долматовского и музыку Никиты Богословского
Bài thơ của nhà thơ Dolmatovski được xuất bản vào năm 1942. Các bài hát được trình diễn trong bộ phim “Alexander Parkhomenko” của Leonid Lukov. Trong bức ảnh này, bài hát đã được trình bài bởi nhân vật chính Alexander Khvylya.

8. «В землянке» на стихи Алексея Суркова и музыку Константина Листова
Bài thơ được nhà báo quân đội và nhà thơ Alexei Surkov viết vào mùa thu năm 1941. Sau khi công bố các bài hát trong tờ báo “Komsomolskaya Pravda”, nó được phổ biến rộng rãi trong những người lính, nó thực hiện nhiều nhóm nhạc khác nhau.

9. «Заветный камень» на стихи поэта Александра Жарова и музыку композитора Бориса Мокроусова
Bài hát được viết vào năm 1944, nói về những sự kiện đã diễn ra trong chiến trường thực tế. Sau khi chiến đấu với Đức quốc xã để bảo vệ Sevastopol, thuyền của họ bị trôi dạt trên biển, trong đó bốn người lính. Một trong số họ đã bị thương nặng. Ông đưa cho các đồng chí của mình đá granite mà ông đã lấy trên bờ biển Sevastopol, để họ đã đưa nó trở lại thành phố anh hùng Sevastopol.

10. «Случайный вальс» на стихи Евгения Долматовского и музыку Марка Фрадкина
Bài thơ được Dolmatovsky nhà thơ viết vào năm 1942, khi xem các binh sĩ và y tá thư giãn ở tiền tuyến. Những câu thơ phản ánh nỗi buồn trong các lần gặp gỡ hiếm hoi, nỗi nhớ nhà và khát khao về một cuộc sống yên bình. Sau trận Stalingrad nhà thơ đã làm quen với nhạc sĩ Fradkin và họ cùng nhau thu âm ca khúc.

11. «Журавли» 

Bài hát “Đàn sếu”, nhạc của Yan Frenkel, lời thơ Rasul Gamzatov là một trong những bài hát hay nhất trong thế kỉ XX. 

“Tôi đến Nhật Bản và tham quan tượng đài những con hạc trắng ở Hirosima. Dân chúng Nhật Bản tin rằng nếu người ốm xếp được 1000 con hạc trắng thì sẽ khỏi bệnh. Người ta kể với tôi rằng có một bé gái nạn nhân bom hạt nhân do Mỹ thả xuống Hirosima đã chết khi chưa xếp đủ 1000 con hạc. Câu chuyện khiến tôi vô cùng xúc động. Đúng lúc đó, một nhân viên đại sứ quán chuyển tới bức điện báo tin mẹ tôi qua đời. Trên đường bay về Matxcơva, tôi nghĩ về mẹ, về người cha của tôi đã chết trong chiến tranh, về mấy người anh của tôi đã hy sinh ngoài mặt trận. Và hình ảnh cô bé Hirosima với những con hạc giấy cứ lẩn khuất trong đầu. “Đàn sếu” đã ra đời như vậy.

Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2011/03/06/47035957.html

Nguồn: gubkin.edu.vn/nhung-bai-hat-ve-chien-tranh-hay-nhat-thoi-xo-viet-nhac-nga/

6.5.17
     Sáng ngày 1/5/2017, đoàn trường Đại học hàng hải Quốc gia Liên bang Nga dẫn đầu các trường học, cao đẳng tại Vladivostok tham dự lễ diễu hành hàng năm mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 và Ngày chào đón mùa xuân. Trong đoàn diễu hành của trường Đại học hàng hải năm nay là sự tham dự của khối gồm các học viên Việt Nam đang học tập tại trường.


     Hàng chục nghìn cư dân vùng Primorye và các du khách, bao gồm cả khách du lịch nước ngoài đã tham gia lễ hội này.


     Đoàn diễu hành của thành phố đã đi dọc theo Cầu Vàng từ Vịnh Churkin đến quảng trường trung tâm thành phố, nơi diễn ra cuộc mít tinh và lễ hội âm nhạc.

Nguồn: Ban thông tin, Đại học Hàng hải Vladivostok

Một số hình ảnh trong buổi mít tính:










Bốn chúng tôi – những du học sinh khoa Điều khiển tàu biển, trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga – hiện đã kết thúc học kì cuối trong quãng đời sinh viên của mình, cùng với việc vượt qua kỳ thi tốt nghiệp đầy chông gai, đã có thể tràn đầy tự tin để chuẩn bị cho chuyến đi 4 tháng của mình.

Kì thực tập của chúng tôi chính thức bắt đầu vào ngày 23 tháng 1, với tổng thời gian là 4 tháng, hứa hẹn sẽ là một chuyến đi biển dài và nhiều điều mới mẻ ở trước mắt.
Chúng tôi được phân về Xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn (VTB), thuộc Liên doanh dầu khí Vietsovpetro – đơn vị đã cử chúng tôi đi đào tạo tại nước Nga. Những con tàu trong đội tàu của xí nghiệp này cũng là nơi chúng tôi sẽ gắn bó sau khi tốt nghiệp đại học trở về nước, vì thế chuyến thực tập này là một sự làm quen cần thiết với đặc điểm và điều kiện công việc ở nơi đây.
Tôi được điều xuống tàu Long Hải – 02 – một trong 2 tàu dịch vụ lặn của xí nghiệp VTB – cùng người bạn cùng khóa tên Việt. “Long Hải – 02” được đóng năm 2011 tại Indonesia và nhận thiết bị cũng như đăng kiểm tại cảng Singapore. Sau khi được bàn giao cho xí nghiệp VTB vào cuối năm 2011, tàu được khai thác liên tục cho đến nay, và chỉ vừa trải qua kì đại tu 5 năm tại dock vào cuối năm 2016, chỉ vài tháng trước khi tôi lên nhận tàu. Đây quả là một sự may mắn cho tôi và Việt vì tàu rất mới, trang thiết bị lại hiện đại, rất thuận tiện cho chúng tôi thực tập.
Công việc chủ yếu của tàu dịch vụ lặn là chuyên chở trạm lặn (gồm khoảng 25- 28 thợ lặn) đến địa điểm làm việc, thường là ở khu vực các mỏ, đường ống, giàn khoan,… rồi cố định vị trí tàu để đội lặn có thể làm việc một cách an toàn và hiệu quả. Vì đặc điểm công việc đòi hỏi độ an toàn cực kì cao, vị trí tàu cần ổn định ở mức tối đa, tàu hạn chế hoạt động mỗi khi biển có sóng lớn hoặc điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thợ lặn. Vì thế sau những chuyến biển dài ngày, đôi lúc tôi lại nhìn trời và thầm hi vọng về một sự biến đổi thời tiết nào đó có thể khiến cho tàu chúng tôi trở về bờ. Nghĩ là thế, nhưng trong khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 mà chúng tôi đi biển ấy, thời tiết khá suôn sẻ, sóng gió êm và thời tiết có vẻ ủng hộ cho công việc của chúng tôi.
Đề tài mà tôi chọn viết cho kì thực tập này là về hệ thống Định vị thủy lực, một hệ thống còn khá mới mẻ nhưng hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong ngành hàng hải thế giới cũng như trong đội tàu của xí nghiệp VTB. Đây quả thực cũng là một sự lựa chọn liều lĩnh, bởi theo lời của những người trực tiếp làm việc với hệ thống này trên tàu “Long Hải – 02”, hệ thống khá rắc rối, cũng như để có thể hiểu và làm việc được, người điều khiển cần trải qua một khóa học chuyên nghiệp tại trung tâm. Nhưng các anh cũng khuyên tôi không quá lo lắng, bởi các anh hứa sẽ giúp tôi hoàn thành đề tài của mình, cũng như trao cho tôi khá nhiều tài liệu liên quan để tham khảo. Suốt thời gian mấy tháng của chuyến thực tập, nhờ chịu khó tìm tòi từ nguồn tài liệu ấy, tôi cũng đã tích cóp được kha khá kiến thức bổ ích cho đề tài tốt nghiệp và học hỏi được nhiều kinh nghiệm vận hành hệ thống.

Tuy được ưu tiên thời gian để nghiên cứu đề tài của mình, hàng ngày tôi vẫn cùng bác bosun của tàu đi làm việc – những công việc tàu bè thường gặp: bôi mỡ, sơn sửa bảo trì, làm dây, đấu dây, vệ sinh boong… Những công việc tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng giúp tôi thu về cho mình nhiều kinh nghiệm làm việc.
Sau khi hoàn thành công việc, khoảng thời gian từ 17g mỗi ngày là thời gian nghỉ ngơi của chúng tôi. Chúng tôi tổ chức căng lưới xung quanh sàn tàu để đá bóng. Tuy không gian hạn hẹp không thể so với sân bóng ở bờ, nhưng những trận bóng cũng giúp mọi người thư giãn và nâng cao thể lực rất nhiều. Ngoài bóng đá, tàu “Long Hải – 02” còn được bố trí phòng xem phim, không gian tập thể hình, phòng sinh hoạt chung… rất nhiều sự lựa chọn thư giãn dành cho các thành viên trên tàu. Riêng tôi thì lại thích đi dạo quanh các boong tàu bắt chuyện với mọi người, vừa để hóng gió thư giãn vừa có cơ hội làm quen với mọi người. Trên tàu của chúng tôi có khoảng 10 người Nga làm ở phía trạm lặn, tất cả họ đều rất thân thiện và yêu mến Việt Nam. Nói chuyện với những người bạn Nga này nhiều khi làm tôi cảm thấy nhớ và mong được trở lại với đất nước bạn, dù chỉ mới có vài tháng xa cách.
Có những buổi chiều đi dạo quanh boong tàu, ngắm mặt trời từ từ đi ngủ phía chân trời, tôi chờ đợi màn đêm rũ xuống kéo theo một sự ảm đạm và cô đơn bốn bề là biển tối, nhưng cảnh vật đã không cho phép tôi bi quan. Tuy ở cách bờ gần 80 hải lý, khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng nơi Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đang khai thác bao gồm rất nhiều khu giàn nổi nằm không xa nhau, về ban đêm các giàn đều sáng ánh đèn điện, cộng với các tháp đuốc luôn rực cháy – một biểu tượng kinh điển của ngành dầu khí – làm cho cảnh biển có vẻ nhộn nhịp  và sáng trưng ánh đèn như một thành phố nổi giữa khơi xa.
Biển và dầu khí là một món quà vô giá do thiên nhiên ban tặng không chỉ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà của cả Việt Nam chúng ta. Càng ra biển tôi càng thấy yêu biển hơn, càng thấy có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, khai thác nhưng vẫn phải gìn giữ. Phải công nhận rằng những chuyến thực tập như thế này luôn rất bổ ích cho sinh viên, đặc biệt đối với ngành hàng hải yêu cầu nhiều kinh nghiệm trong công việc như của chúng tôi.
Hi vọng các bạn sinh viên hàng hải cũng sẽ có nhiều cơ hội được ra khơi, để làm – để học – để tạo cho mình một tình yêu với biển, vì có như thế chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai vững chắc cho ngành hàng hải của Việt Nam chúng ta.
Tác giả: Trương Hiền
Nguyên trưởng Ban biên tập

Một số hình ảnh trong chuyến thục tập






Vào ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại trường Đại học Hàng hải Quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy đã diễn ra lễ kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước 30/4 và gặp gỡ lần thứ 5 với các cựu chiến binh LB Nga (Liên Xô cũ) đã tham gia giúp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Buổi lễ do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok tổ chức.
Trường Đại học Hàng hải vinh dự trở thành nơi tổ chức sự kiện trọng đại này hàng năm tại Vladivostok. Hiện trường đang đào tạo hơn 50 học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên theo các chuyên ngành hàng hải, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam sau này.
Trong những năm 60-70 của thế kỷ 20, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các thủy thủ công ty tàu Viễn Đông đã theo tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển viện trợ vũ khí và hàng cứu trợ nhân đạo đến cảng Hải Phòng, Việt Nam. Ngày hôm nay, rất nhiều những cựu chiến binh ấy đã được mời đến dự buổi lễ.
Thành phố Vladivostok nói riêng, vùng Viễn Đông, LB Nga nói chung hiện không ngừng hợp tác phát triển cùng Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa. Vào năm 2009 đã diễn ra lễ ký kết hiệp ước thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Vladivostok (thành phố kết nghĩa cùng Hải Phòng) và thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế phía Nam, Việt Nam).

Nguồn: Ban thông tin, ĐH Hàng hải Vladivostok

Một số hình ảnh, video của buổi lễ






















Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.