Bài viết thuộc chuyên mục "Tài liệu hàng hải"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu hàng hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thông thường, sau khi hoàn thành chương trình học năm nhất, các bạn học viên sẽ trải qua một chuyến thực tập dài khoảng 2 tháng trên các con tàu của trường. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của một số học viên khóa trên để có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi dài ngày phía trước.
(Hình ảnh được chụp trên tàu Hy vọng chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết)

Đầu tiên là chuẩn bị quần áo, giày dép: 2 bộ đồ lao động (1 bộ để làm việc và 1 bộ để đi học, đi tập trung, thường sẽ có thông báo mang theo đồ gì); dép coi sau (không được mang dép lê); giày bata để lao động; mũ lưỡi trai (các bạn sẽ thường xuyên làm việc dưới trời nắng); găng tay; đồ thể thao (để tập thể dục buổi sáng); đồ cá nhân: điện thoại, máy tính bản, máy tính, đồ sạc, kem bót đánh răng, khăn mặt, vớ, quần áo lót…
Một số vật dụng cần thiết khác: bột giặt, móc quần áo, dây phơi, ổ điện, ổ nối, bình đựng nước uống, cốc nước, máy cắt tóc (tốt nhất mấy anh em chung nhau mua 1 cái mang lên tàu rồi cắt cho nhau)…  Bạn nào có mang kính cận thì có thể buộc thêm sợi dây vào gọng để nếu làm việc trên cao thì không bị rơi mất.
Trong thời gian đầu lên tàu, một số bạn có thể bị say sóng, tốt nhất là mang theo thuốc chống say sóng, phòng trường hợp bão bùng có cái mà dùng. Chắc không có bạn nào hút thuốc, mà nếu có thì phải đem cho đủ dùng, mang nhiều để các bạn tây xin còn có cái mà cho.
            Nếu lịch trình tàu ra nước ngoài thì có thể mang theo usd để lúc lên bờ đi ăn uống, mua sắm, còn nếu đi trong nước Nga thì thường là lên đảo Sakhalin hoặc Kamtratka, mang rub theo phòng thân. Các bạn lưu ý, tiền bạc và các thiết bị điện tử phải cất giữ hết sức cẩn thận để tránh bị mất (đã có trường hợp xảy ra). Cố gắng đừng mang nhiều đồ, quần jean, áo sơ mi chắc chắn sẽ không được xài, chỉ mang những thứ thiết yếu nhất thôi.
Thời gian biểu thực tập trên tàu thường như sau: tất cả thực tập sinh sẽ được chia thành 3 nhóm. Trong một ngày, nhóm 1 sẽ đi học, nhóm 2 sẽ đi làm, nhóm 3 sẽ đi trực, sang ngày tiếp theo thì các nhóm đổi cho nhau. Các bạn đi trực cũng sẽ được xếp trực ở những vị trí khác nhau: buồng lái (buồng máy), nhà bếp, nhà ăn, phòng ăn của sỹ quan, nhà vệ sinh, gác cầu thang... Nói chung làm việc, học tập, trực nhật nguyên ngày, sáng tối điểm danh như ở kí túc xá.
Các bạn thực tập sinh cần mang theo vở và dụng cụ học tập để đi học. Thông thường các bạn sẽ được học khoảng 3 môn nên cần mang theo vài cuốn vở. Thầy giáo hướng dẫn thực tập có thể tính vở chép trên lớp là báo cáo thực tập nên các bạn không phải viết báo cáo mà chỉ cần trả bài đầy đủ cho thầy là xong (một số thầy không chấp nhận, yêu cầu phải viết báo cáo riêng, cái này xui thì phải chịu). Bật mí một số kinh nghiệm trả bài: Trả bài càng sớm càng tốt, thường xuyên bám theo các bạn tây trả bài sớm để nắm được nội dung những câu hỏi khó, tham khảo các bạn của nhóm đã trả bài trước để còn chuẩn bị câu trả lời. Quan trọng là phải hiểu, có sự chuẩn bị và tự tin thì mọi thứ sẽ ngon lành. Chương trình học trong chuyến thực tập năm nhất thì tương đối đơn giản (đang nói khoa lái), chủ yếu học cờ hiệu, các trang thiết bị cứu sinh, hệ thống lái, neo, cẩu, dây buộc… Các bạn có thể chuẩn bị sẵn bộ tài liệu dành cho Матрос của Шарлай (hỏi các anh khóa trên để xin hoặc tìm trên site của đơn vị), chương trình thực tập thì liên hệ với phòng thực tập của trường ở UK1 để xin, đọc và dịch ra để hiểu cần học gì và làm gì. Phần điền các giấy tờ thực tập, nếu cả đại đội cùng đi tàu của trường thì không cần lo lắng. Mọi người sẽ được hướng dẫn cụ thể.
Lúc mới lên tàu, nếu đi tàu Hy Vọng thì nhanh chóng chiếm mấy giường gần cửa sổ, vừa rộng lại sáng sủa. Tốt nhất là nên chọn bạn cùng phòng trước, để lên tàu xếp phòng cho nhanh. Các bạn sinh viên Việt Nam nếu có đi thực tập chung thì cố gắng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, học tập và trực nhật, giữ hình ảnh tốt đẹp để các em khóa sau thực tập được thuận lợi.
Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa, nếu tàu đi dài ngày thì nên mang theo đồ ăn (mỳ tôm, lương khô, dăm bông, kẹo bánh) để lúc đói khổ, thèm thuồng thì có cái mà nhai cho đỡ đói. Nói chung 2 tháng hè năm nhất vất vả lắm mà đáng nhớ lắm (dành cho những tàu đi xa bờ dài ngày). Vui, nhớ nhà, nhớ đất liền, nhớ đồ ăn việt nam. Nhớ người yêu thì cố mà chịu. Tàu đi ra vùng khác thì cước phid gọi về Việt Nam đắt lắm. Ai không tin cứ thử thì biết.
Hết 2 tháng thực tập tàu trường, coi như các bạn đã hoàn thành xong nghĩa vụ nhập môn, nói chung là đã nếm trải được nhiều. Con đường phía trước sẽ đỡ khó khăn hơn. Chúc các bạn có một chuyến thực tập an toàn, bổ ích và đáng nhớ.
P/S: các bạn khoa lái nếu có thắc mắc gì, không biết hỏi ai thì hãy liên hệ với các anh khoa lái năm lớn, tin chắc là sẽ được giải đáp tận tình.
Tác giả: Huỳnh Kim Khánh

(Cựu học viên đại đội 12 khoa Lái)

1. Kỳ thi quốc gia ГОС trước khi tốt nghiệp : đây là kỳ thi quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tốt nghiệp bằng khá hay giỏi của các bạn sinh viên, chính vì thế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Kỳ thi GOS của khoa lái tàu gồm có 2 phần: Phần lý thuyết và phần thực hành. Phần thi lý thuyết diễn ra trước kỳ thực tập tốt nghiệp, gồm có 3 môn: Điều khiển tàu biển (Управление судном), Trang thiết bị hàng hải (Технические средства судовождения) và Hàng hải (Судовождение).
- Thời gian thi Phần lý thuyết: Khoảng cuối tháng 12 sẽ thi môn Điều khiển tàu biển (Управление судном), sau kỳ nghỉ tết dương sẽ thi tiếp môn Hàng hải (Судовождение) và sau đó khoảng 1 tuần thì thi môn cuối  là Trang thiết bị hàng hải (Технические средства судовождения).
- Phần chuẩn bị: Khoảng đầu năm học, các học viên cần liên hệ với giáo viên của từng bộ môn để xin đề cương ôn tập. (Tốt nhất là lấy đề cương của các năm trước soạn và ôn tập sớm, nhưng phải theo dõi đề cương chính thức của khoa, vì có thể có những thay đổi về nội dung câu hỏi). Đề cương ôn tập khoảng 100 câu mỗi môn.
- Hình thức thi: Khoảng giữa học kỳ 1, trên văn phòng khoa sẽ có danh sách tên học viên chia theo các nhóm thi GOS và thời khóa biểu thi cho từng nhóm. Mỗi môn thi sẽ có thư ký và thành viên hội đồng chấm thi gồm các giáo viên của bộ môn, các thuyền trưởng của cảng và đại diện của bộ giáo dục ngành hàng hải. Các học viên xếp hàng theo thứ tự để chọn đề thi, báo cáo số thứ tự đề cho thư ký và ngồi vào bàn để chuẩn bị. Sau khoảng 15 đến 20 phút sẽ được gọi lên trả lời theo kiểu thi vấn đáp. Thường thì mỗi thí sinh sẽ có 2 đến 3 thành viên hội đồng cùng hỏi và chấm điểm. Số lượng và mức độ câu hỏi khó hay dễ tùy thuộc vào khả năng hiểu và nắm vững kiến thức của thí sinh. Sau khi tất cả thí sinh đã hoàn thành xong phần thi và ra khỏi phòng, hội đồng sẽ thảo luận và cho điểm từng thí sinh rồi công bố điểm ngay sau đó.
             Ngoài 3 môn thi GOS, khoảng giữa tháng 12 còn có kỳ thi môn tiếng anh (Итоговый экзамен), gồm có các phần: nghe, nói – hội thoại theo tình huống, đọc hiểu, viết. (Đề cương có sẵn)                                                                                                                                             
2. Tham gia các khóa học thực hành Тренажеры:  Trong học kỳ 1, sau khi đi học được khoảng 1 tháng, các bạn học viên sẽ có khoảng 5-6 tuần tham gia các khóa thực hành để lấy các chứng chỉ phục vụ cho việc nhận và đổi bằng sau này. Để nhận được chứng chỉ, các học viên phải tham gia đầy đủ Tất Cả các buổi học và thi sát hạch cuối mỗi khóa học. Chính vì thế khoảng đầu tháng 10, khi có lịch trực nhật, các bạn phải trao đổi sớm với chỉ huy để được xếp trực vào cuối tuần, không phải bỏ qua một buổi học nào.
3. Việc chọn đề tài tốt nghiệp và giáo viên hướng dẫn viết Diplom: Thường thì vào cuối năm thứ tư, các giáo viên chuyên ngành sẽ có trao đổi một vài thông tin về số lượng và nội dung đề tài Diplom của mình. Các bạn học viên chú ý suy nghĩ kỹ để lựa chọn giáo viên hướng dẫn và đề tài phù hợp. Việc chọn đề tài và giáo viên hướng dẫn tốt nhất nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì mỗi giáo viên chỉ nhận một số sinh viên nhất định. Do đó, khoảng cuối năm 4, đầu năm 5, các bạn nên liên hệ với thầy cô mình muốn viết diplom để trao đổi xem họ có những đề tài hay nào để lựa chọn hoặc đề nghị đề tài mà mình muốn viết.
            4. Việc thực tập tốt nghiệp: Thời gian tốt nghiệp dành cho năm cuối khoảng 4 tháng (từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5). Các học viên cần lưu ý đến tổng thời gian thực tập của mình đã có từ các năm trước cộng với 4 tháng thực tập năm cuối phải đủ 12 tháng thì mới được nhận bằng. Nếu chưa đủ 12 tháng, cần liên hệ với Trưởng khoa để giải quyết càng sớm càng tốt.
Các học viên lưu ý giữ gìn cẩn thận các giấy chứng nhận thực tập (справки плавания), các chứng chỉ thực hành và sổ khám sức khỏe.
Khoảng thời gian thực tập năm cuối còn phục vụ cho việc viết diplom tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập cần tìm hiểu kỹ càng những vấn đề liên quan đến đề tài cũng như chuẩn bị tài liệu, chụp ảnh cho luận văn.
Trước khi rời tàu, phải kiểm tra lại các chữ ký trong Журнал практики, справки плавания, Характеристика, Мореходная книжка...
5. Phần báo cáo thực tập: Trước khi đi thực tập, cần đến các giáo viên bộ môn ТСС, Управление судном, Английский язык, Навигация и Астрономия để hỏi về việc làm báo cáo thực tập cũng như nhận Задание để hoàn thành trong quá trình thực tập.
Báo cáo thực tập được trả càng sớm càng tốt sau khi trở lại trường sau kỳ thực tập.
6. Phần thực hành của kỳ thi GOS: Sau khi xong kỳ thực tập, khoảng giữa tháng 6 các học viên sẽ tiếp tục thi phần thực hành gồm có 8 phần: Управление судном, ТСС, ТУС, Судовождение (Приливы, Астрономия, ГМОС, Навигационная прокладка, Навигация). Các học viên thi theo nhóm được chia giống như khi thi lý thuyết.
    - Управление судном: Làm Cadet test phần 5 курс, вахтенный помощник (100 câu)
    - ТСС: Trả lời các câu hỏi thực hành về các thiết bị La bàn từ, la bàn con quay, máy đo độ sâu, tốc kế, máy lái tự động, hoàn thành các thao tác trên các thiết bị điện tử radar…
    - ТУС: Buổi sáng có bài giảng về ổn tính tàu và buổi chiều thi vấn đáp về những nội dung đã được nghe giảng.
    - Приливы: gồm 2 bài tập: tính thủy triểu bằng cách vẽ biểu đồ và tính thủy triều theo biểu đồ có sẵn.
     - Астрономия: làm bài tập xác định поправка гирокомпас theo Солнце và theo восход/заход солнца.
    - ГМОС: tính vận tốc và hướng gió theo vòng СМО và đọc biểu đồ thời tiết.
    - Навигационная прокладка: ra/vào cảng theo створ làm giả định trên máy tính.
    - Навигация: trả lời câu hỏi hàng hải.


Liên kết thư mục tài liệu ôn thi của tác giả chia sẻ.
Tác giả: Huỳnh Kim Khánh
(Cựu học viên khoa Lái đại đội 12)



     Theo chức năng chuyển chở và đối tượng phục vụ, tàu thủy được chia thành nhiều loại khác nhau như tàu chở hàng, tàu chở khách, tàu đánh bắt thủy sản, tàu quân sự và các loại tàu chuyên dụng khác ( tàu dịch vụ, tàu lai dắt, tàu cứu hỏa, tàu nạo vét, tàu phục vụ nghiên cứu khoa học…)

Các loại tàu chở hàng điển hình:

     Tàu bách hóa (general cargo vessels)
     Chủ yếu dùng để chở các loại hàng tạp hóa. Hàng tạp hóa là loại hàng được đóng trong thùng (hộp, bao tải..) hoặc được xếp riêng ở chỗ cố định ( máy móc, thiết  bị công nghiệp, tấm kim loại…). Tàu bách hóa không chuyên vận tải một loại hàng hóa nhất định nào cho nên không tận dụng được hết khả năng chuyên chở của mình. Vì lí do đó,vài thập niên gần đây,người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng rộng rải các loại tàu hàng chuyên dụng, mang lại hiệu quả vận chuyển cao và giảm đáng kể thời gian bốc xếp hàng ở cảng. 
Tàu bách hóa
     Dùng để vận chuyển các loại hàng rời thể rắn gồm tàu hàng rời thể rắn nói chung (bulk carrier), tàu chở than (bulk coal carrier), tàu chở cát (sand carrier), tàu hàng hạt ( grain carrier), tàu chở xi măng (cement carrier), tàu chở bô-xít (bauxite carrier)…
     Tàu hàng rời thường không có hệ thống bốc dỡ, việc này được thực hiện nhờ các thiết bị cẩu hàng tại cảng. Nắp của hầm hàng trên tàu được làm với kích thước lớn giúp cho việc cơ động trong quá trình bốc dỡ. 
Tàu chở hàng rời
 Tàu container (container ships)
     Tàu có vận tốc tương đối lớn, dùng để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau được đóng trong các container tiêu chuẩn. Các container hàng được xếp vào hệ thống chứa ở thân tàu, một phần được xếp trên boong tàu. Hê thống hàng được thiết kế phù hợp với mục đích cố định các các container trong quá trình vận chuyển đồng thời tân dụng tối đa khoảng không gian trên tàu.
Tàu vận tải container

Tàu Roro (roro vessels)
Roro là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Roll on/Roll of. Tàu được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hỏa... Với các cầu dẫn thường được trang bị ở đuôi và bên mạn tàu, hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể lên và xuống một cách dễ dàng. Đặc điểm đặc trưng của các loại tàu RoRo là tàu có dạng hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu.

Tàu roro
Tàu chở chất lỏng (tankers)
Là loại tàu được thiết kế để vận chuyển hàng hóa ở dạng chất lỏng, điển hình là tàu chở dầu thô (crude oil tankers), tàu chở hóa chất (chemical tankers), tàu chở khí đôt hóa lỏng (LPG-Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG-Liquefied Natural Gas carriers) ngoài ra còn có tàu chở rượu, nước…
Thân tàu có kết cấu vững chắc, được chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa hàng lỏng. Việc bơm và hút chất lỏng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đường ống lắp trên mặt boong và trong khoang chứa.
Tàu chở dầu
Tàu chở khí đốt hóa lỏng
Tàu chở hóa chất

 Tàu chở gỗ (timber carriers)
Dùng để vận chuyển các loại gỗ nguyên cây hoặc gỗ xẻ. Khi vận chuyển, một số lượng lớn gỗ được xếp trên mặt boong tàu, do đó thành mạn tàu phải đảm bảo độ chắc chắc cao, đồng thời phải có kết cấu chuyên dụng để giữ cho các khối gỗ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Tàu chở gỗ
Tàu hàng đông lạnh (Refeers)
Tàu có tốc độ tương đối lớn, phục vụ cho việc vận tải các loại hàng hóa dễ hư hỏng, chủ yếu là thực phẩm. Nắp hầm hàng có kích thước nhỏ, hầm hàng được cách nhiệt và trang bị hệ thống làm lạnh nhằm bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp.


Tàu chở hàng đông lạnh

Tàu chở khách (passenger ships)
Tàu được thiết kế với mục đích vận tải hành khách nên phải đảm bảo được tính ổn định, tiện nghi, tốc độ cao cũng như tính an toàn tốt, đặc biệt là các hệ thống cứu hộ cứu nạn phải được trang bị đầy đủ và kiểm tra nghiêm ngoặt, đáp ứng đúng theo qui định của các công ước quốc tế.
Tàu chở khách cập cảng Vladivostok

Tàu đánh bắt thủy sản (fishing vessels)
Điển hình là các loại tàu đánh bắt cá. Tàu được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để định vị ngư trường, đánh bắt thủy sản, hệ thống sơ chế và làm lạnh nhằm bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình đi biển.
Tàu đánh bắt thủy sản

Tàu dịch vụ-hỗ trợ
Chủ yếu làm nhiệm vụ trợ giúp, hậu cần cho các tàu thuyền, công trình, dự án trên biển …nhằm đảm bảo qui trình sản xuất được vận hành liên tục, gồm có: tàu phá băng, tàu lai dắt, tàu cứu hộ, tàu lặn biển, tàu tuần tra, tàu hoa tiêu, tàu cung ứng, tàu chứa…
Tàu phá băng năng lượng hạt nhân của Nga
Tàu lai dắt ra vào cảng Vladivostok, Liên Bang Nga
Tàu cứu hộ cứu nạn
Tàu tuần tra ven biển của Nga
Tàu dịch vụ cung ứng dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro


 Tác giả: Huỳnh Kim Khánh




1. Định nghĩa:

     Ổn tính tàu thủy là khả năng quay trở lại ví trí ban đầu của tàu sau khi các ngoại lực làm nghiêng tàu bị loại bỏ (sóng, gió,…).
     Ổn tính nghĩa là tính ổn định của tàu.
     Tùy theo hướng nghiêng ngang hay dọc mà ổn tính được phân ra thành ổn tính ngang và ổn tính dọc.
     Tùy theo góc nghiêng lớn hay nhỏ mà ổn tính được chia ra thành ổn tính ban đầu với góc nghiêng dưới 12˚ và ổn tính góc nghiêng lớn với góc nghiêng trên 12˚.
     Tùy theo tính chất của ngoại lực (với góc nghiêng lớn nếu xét tới ảnh hưởng của gia tốc và quán tính), ổn tính được chia ra thành ổn tính tĩnh và ổn tính động.
     Tùy theo tàu có bị hư hỏng khoang, két hay không mà ổn tính được chia ra thành ổn tính nguyên và ổn tính tai nạn.
     Trong chương này người ta chủ yếu đề cập đến ổn tính ngang, gọi chung là ổn tính.
     Tàu chạy trên biển cần phải duy trì được ổn tính thích hợp. Nếu không có đủ ổn tính, tàu sẽ dễ bị lật, nếu ổn tính quá lớn sẽ khiến cho tàu nghiêng quá mạnh trong sóng gió, làm hàng hóa dịch chuyển gây tổn thất lớn cho tàu và hàng hóa.

2. Các lực tác dụng và thuật ngữ ổn tính:

Hình 1.1 cho thấy các lực tác dụng lên thân tàu ở trạng thái cân bằng và khi tàu bị nghiêng :

a
b
Рис. 1.1. Элементы начальной поперечной остойчивости:   OG  возвышение центра тяжести над килем; OM  возвышение    метацентра над килем

GM - метацентрическая высота;    CM  метацентрический радиус; m  метацентр; G  центр тяжести;   С  центр плавучести.


     G là trọng tâm của tà. Toàn bộ trọng lực của tàu gồm tàu không, nhiên liệu, nước giằng tàu… tác dụng qua trọng tâm G theo chiều thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. 

     OG là chiều cao của trọng tâm tính từ đường cơ bản (ki tàu).

     C là tâm nổi . Đây là tâm của khối nước mà tàu chiếm chỗ, là điểm lực nổi tác dụng lên thân tàu theo chiều thẳng đứng hướng từ dưới lên trên. Khi tàu ở trạng thái cân bằng (hình 1.1a), trọng lực và lực nổi cân bằng với nhau, trọng tâm và tâm nổi cùng nằm trên một đường thẳng đứng. Hình 1.1b cho thấy khi tàu nghiêng dưới tác dụng của ngoại lực, trọng tâm G của tàu không đổi, đường nước thay đổi. Vì hình dạng khối nước tàu chiếm chỗ thay đổi nên tâm nổi của tàu dịch chuyển từ C sang C1. Trọng lực của tàu tại G và lực nổi tại C1 tạo thành một ngẫu lực.

     OC chiều cao của tâm nổi tính từ ki tàu. 

     Tâm nghiêng m (M).

     Từ C1 kẻ đường thẳng đứng, đường này cắt đường trung tâm thẳng đứng của  tàu tại điểm m. Khi tàu bị nghiêng, tâm nổi của tàu chuyển động theo đường cong gọi là quĩ đạo tâm nổi ). Khi tàu nghiêng với góc nhỏ, sự dịch chuyển của C1 là không đáng kể, do đó sự dịch chuyển của m là rất nhỏ có thể coi như m là cố định. Do đó tâm nghiêng m là tâm quĩ đạo di chuyển của tâm nổi khi tàu bị nghiêng một góc nhỏ. Chiều cao của m biến đổi theo mớn nước của tàu.Nếu tàu nghiêng một góc độ lớn thì tâm nổi C1 dịch chuyển ra bên ngoài rất nhanh, do đó m cũng dịch chuyển nhiều lên phía trên. Vì vậy không thể coi m là cố định được nữa.

     Bán kính tâm nghiêng r = Cm. Khoảng cách giữa tâm nghiêng m và tâm nổi C gọi là bán kính tâm nghiêng. Khi tàu nghiêng một góc nhỏ, có thể coi bán kính tâm nghiêng là không đổi. 
Om là chiều cao tâm nghiêng tính từ ki tàu . Om = OC + Cm.

     Chiều cao ổn tính Gm - là khoảng cách giữa trọng tâm G của tàu và tâm nghiêng m. Gm là đại lượng đặc trưng cho tính ổn định của tàu. Gm được tính toán để đánh giá ổn tính của tàu ở góc nghiêng nhỏ (dưới 12˚). Khi G nằm dưới m gọi là Gm dương , khi G nằm trên m gọi là Gm âm.

    Tay đòn ổn tính GZ . Trên hình 1.1b, từ G kẻ đường vuông góc với mC1, cắt mC1 tại Z, GZ được gọi là tay đòn ổn tính.

    Trọng lực của tàu và lực nổi tác dụng lên hai đầu mút của GZ tạo thành moment ngẫu lực, khi m cao hơn G, moment này có khả năng làm cho tàu hồi phục lại vị trí cân bằng ban đầu gọi là moment hồi phục.

     Nếu trọng tâm G của tàu quá cao, sau khi tàu nghiêng do ngoại lực, moment ngẫu lực do trọng lực và lực nổi tạo ra làm cho tàu nghiêng thêm, khiến cho tàu ở trạng thái không ổn định, được gọi là moment lật.

Thuật ngữ thường dùng:

Остойчивость – Stability - Ổn tính.
Остойчивость – Способность судна, выведенного внешным воздействием из положения равновесия, возвращаться в него после прекращения этого воздействия (định nghĩa ổn tính).
Поперечная остойчивость - transverse stability -  ổn tính ngang.
Продольная остойчивость - longitudinal stability -  ổn tính dọc.
Статическая остойчивость - statical stability - ổn tính tĩnh.
Динамическая остойчивость - dinamical stability - ổn tính động.
Крен - nghiêng ngang, Дифферент - nghiêng dọc.
Центр тяжести - trọng tâm.
Повышение центра тяжести над килем - chiều cao trọng tâm từ ki tàu.
Центр плавучести - tâm nổi.
Метацентр – metacentre - tâm nghiêng.
Tраектория центра плавучести - quĩ đạo tâm nổi.
Mетацентр - центр кривизны траектории, по которой перемещается центр плавучести С при наклонении судна - (định nghĩa tâm nghiêng).
Метацентрический радиус - metacetric radius - bán kính tâm nghiêng.
Метацентрическим радиусом является расстояние между метацентром и центром плавучести (định nghĩa bán kính tâm nghiêng)
Метацентрическая высота - metacentric height - chiều cao ổn tính.
Метацентрическая высота – расстояние между центром тяжести и метацентром (định nghĩa chiều cao ổn tính).
Положительная остойчивость - ổn tính dương.
Отрицательная остойчивость - ổn tính âm.
Плечо остойчивости - tay đòn ổn tính.
Восстанавливающий момент - Righting moment - moment hồi phục.
Кренящий момент - Upsetting moment - moment lật. 

Tác giả: Huỳnh Kim Khánh

ĐIỀU ĐỘNG TRONG BÃO – SỐ 2

     Khi điều động tàu trong điều kiện bão điều quan trọng nhất là lựa chọn hướng đi và vận tốc tàu . Vận tốc tàu trong vùng biển động luôn luôn bé hơn vận tốc của tàu trong vùng nước tĩnh , vì vậy nó sẽ :
1.     Làm tăng lực cản chuyển động , gây áp lực lên vỏ tàu , sinh ra hiện tượng đảo lái.
2.     Làm giảm hiệu suất của chân vịt
3.     Tăng tốc chân vịt đột ngột
4.     Tàu rất dễ bị va đập và ngập mặt sàn .

     Đảo lái tàu(chệch hướng -Рыскание судна) làm giảm tốc độ của tàu và gây ra:
1.                 Lực cản chuyển động do thay đổi góc trôi ( tăng lên) và đảo chân vịt .
2.                 Tăng đường đi của tàu.
3.                 Thay đổi chế độ hoạt động của chân vịt.
4.                 Gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu .

     Cưỡi sóng  (Слеминг) xảy ra trong lúc tàu lắc dọc do đỉnh sóng đánh vào đáy tàu . Khả năng đánh vào đáy tàu càng cao , thì độ cao sóng và vận tốc tàu càng lớn . Không chỉ có mũi tàu mà lái tàu cũng có thể bị nhấc lên ( chạy gối sóng tham khảo phần dưới). Để tránh hiện tượng trên cần giảm tốc độ tàu hoặc tăng độ mớn nước ở mũi hoặc lái.


Nhấc mũi tàu -Днищевой слеминг

     Sóng dập gây tổn hại mũi tàu và ngập sàn (Удары волн в развал носа и заливание палубы) . Có thể phòng tránh bằng cách giảm vận tốc tàu hoặc giảm đ mớn nước mũi .


Mũi tàu vỡ do va đập sóng

Chạy gối sóng và chạy xuôi sóng

     1/ Chạy gối sóng (góc giữa tàu và sóng α=180 độ)

     Khi tàu chạy tới , nếu chiều dài của tàu nhỏ hơn bước sóng , thì mũi tàu sẽ gặp đỉnh sóng và bị đỉnh sóng nâng lên , sau đó đỉnh sóng sẽ tiếp tục di chuyển về phía đuôi tàu , cũng đỉnh sóng đó sẽ nâng đuôi tàu lên cao và đẩy mũi tàu về phía đáy sóng ( tàu chúc mũi xuống) , sau đó mũi tàu lại đón đỉnh sóng tiếp theo vì vậy mà tàu liên tục bi bổ và chúi.


Tàu chúi xuống và gặp sóng tiếp theo

     Nếu chiều dài của tàu bằng bước sóng , thân tàu nằm trên hai đỉnh sóng hoặc hai đáy song , sẽ phát sinh một trong hai trường hợp sau đây :

a.                TH1 , khi một đỉnh sóng từ phía trước đến phía lái sẽ nâng lái tàu lên cao làm cho mũi tàu chúi xuống dưới , vừa lúc đỉnh sóng tiếp theo đến khiến cho mũi tàu xuyên vào trong lòng sóng , nước tràn lên boong , khiến ngập boong , trọng tài của tàu tăng , làm suy giảm tính nổi của tàu .

b.                TH2, khi mũi tàu và lái tàu cùng một lúc nằm trên 2 đáy sóng , phần giữa tàu gối lên đỉnh sóng , tạo nên một lục bẻ xuống ở hai phía mũi lái và lực nâng lên ở giữa làm cho mặt boong ở giữa tàu bị lực kéo rất mạnh, còn ở giữa sống tàu thì chịu lực nén dữ dội . Ngược lại khi mũi tàu và lái tàu nằm trên hai đỉnh sóng , thì thân tàu bị một lực rất mạnh tác động từ trên xuống làm cho mặt boong giữa bị một lực nén mạnh , còn sống tàu thì lại chịu một lực kéo . Nếu tàu ở lâu dài trong trạng tháu đó thì thân tàu sẽ bị biến dạng , kết cấu bị tổn thất và có khi rạn nứt.


Mũi và lái trên 2 đỉnh sóng ->  ở giữa bị nén mạnh

     Nếu thân tàu dài hơn bước sóng thì tàu cùng một lúc trườn trên hai đỉnh sóng , lắc dọc của thân tàu sẽ giảm đi  rất nhiêu , thì lực tác dụng lên tầu cũng sẽ giảm nhỏ.

     2/  Chạy xuôi sóng (α=0 độ)

     Khi chạy xuôi sóng  cần chú ý mối quan hệ giữa chiều dài của tàu với bước sóng cũng như tỷ lệ giữa tốc độ tàu với tốc độ của sóng. Khi tốc độ sóng lớn hơn tốc độ tàu trong khi tàu đang nằm trên đáy sóng, sóng sẽ va đập vào lái tàu làm cho phía lái tàu tràn nước , đôi khi chân vịt và trục của nó chịu tổn thất nghiêm trọng , khi tốc độ tàu gần bằng tốc độ sóng mà tàu nằm trên mặt trước của sóng hoặc đáy sóng thì tàu rất dễ bị lệch hướng  ,sóng gió tác dụng vào một bên mạn tàu làm cho tàu bị nghiêng, nước tràn lên mặt boong gây bất lợi cho hành trình . Khí bước sóng lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều dài của tàu thì tàu chạy tương đối ổn định.

     Để tránh tình trạng trên , khi chạy xuôi sóng thường áp dụng giải pháp điều chỉnh tốc độ của tàu sao cho tốc độ của tàu hơi lớn hơn với tốc độ của sóng để giữ hiệu quả của bánh lái , giữ hướng ổn định , giảm bớt lực va đập của sóng vào thân tàu.

Chạy ngang sóng (α=90độ-phía phải hoặc 270độ-phía trái).

      Khi hướng đi của tàu lại vuông góc với hướng hi chuyển của sóng gọi là chạy ngang sóng , sóng đến từ phía ngang hông tàu , từng đỉnh sóng chạy từ mạn này của tàu sáng mạn bên kia làm tàu bị lắc ngang.

     Lắc ngang của tàu quan hệ đốn ổn tính của nói , một con tàu có ổn tính lớn thì moment hồi phục lớn , tàu sẽ lắc nhanh , tức là chu kỳ lắc ngắn , như vậy tàu sẽ chịu chấn động lớn và gây khó khăn cho con người trên tàu .

     Ngược lại với mỗi con tàu có ổn tính nhỏ thì moment hồi phục nhỏ , chu kỳ lắc dài và tàu lắc chậm, con người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai , vì chu kỳ lắc chậm nên khi tàu chưa kịp hồi phục trở về vị trí cân bằng thì có thể bị đỉnh sóng tiếp theo đập vào mạn làm cho tàu thêm nghiêng.

     Nếu chu kỳ lắc của tàu vừa đúng bằng chu kỳ sóng biển sẽ sinh ra hiện tượng cộng hưởng làm cho tàu càng lắc dữ dội , có nguy cơ làm cho tàu bị nghiêng đổ . Cho nên ổn tỉnh của tàu và chu kỳ lắc phải được tính toán hợp lý.

     Khi tàu bị sóng đánh ngang nên dùng lái và máy điều chỉnh hướng đi sao cho sóng chếch bên phải hay bên trái mạn một góc nhất định.


Sóng đánh ngang tàu làm mất ổn tính .

Tài liệu tham khảo : sổ tay hàng hải , Управление  суднa

Tác giả: Nguyễn Hải Khánh

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.