Bài mới nhất


Trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy (MSUN) là một trong những trường đại học lâu đời nhất tại vùng Viễn Đông. Được thành lập vào năm 1890 tại thành phố Vladivostok các lớp học hàng hải Alexandrov đã đặt nền móng cho nền giáo dục hàng hải tại vùng Viễn Đông, Liên bang Nga. Đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy đào tạo chuyên gia trong mọi lĩnh vực, phục vụ cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải nói riêng, cũng như các ngành nghiên cứu khoa học, ngành khoa học nhân văn, ngành kỹ thuật và các chuyên ngành liên quan đến công ước hàng hải.
Trường không chỉ là trường đại học hàng hải quốc gia Nga đầu tiên, mà còn là một trong những trường đại học hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một trung tâm khoa học – lý luận của ngành giáo dục hàng hải.
Trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy đóng góp một phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục hàng hải trên toàn Nga,  phụng sự cho việc phát triển xã hội Nga, hải đội Nga qua việc phát triển tiềm năng giáo dục, khoa học và văn hoá của đất nước.
Các tổ chức giáo dục tại trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy phối hợp cùng trung tâm của giáo dục hàng hải, khoa học và văn hoá vùng Viễn Đông  xem việc thành công trong những hoạt động của mình như là một nền tảng có giá trị, và là một lực to lớn góp phần xây dựng Tổ Quốc.
Các hệ đào tạo tại trường được xem xét phù hợp với các tiêu chuẩn giáo dục của Nga: Cử nhân – 4 năm, Chuyên gia – 5 năm, Thạc sĩ – 6 năm. Tại trường còn có mô hình phối hợp đào tạo các chuyên ngành hàng hải liên tục từ tiểu học đến sau đại học. Chương trình giảng dạy được xem xét thực hiện theo quy chuẩn một cách liên tiếp. Việc thông qua các kế hoạch giảng dạy trong quá trình học tập tại trường cho phép sinh viên và học viên lựa chọn các cấp bậc đào tạo. Tất cả các cấp bậc đào tạo tại trường đều có thể đóng góp cho việc phát triển giao thông vận tải nước Nga nói chung và cơ sở hạ tầng hàng hải ở vùng Viễn Đông nói riêng.
Trường đại học hàng hải quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy chuẩn bị cho các học viên chuyên môn để làm việc trên các đội tàu đường biển, đường sông và tại các cảng, nhà máy, đầu mối giao thông, khu phức hợp điện, v.v…Trường đồng thời đào tạo các chuyên ngành “trên bờ” hệ cử nhân: Khai thác thiết bị hệ thống bảo vệ vùng biển và vùng ven biển khỏi ô nhiễm bởi dầu, vận hành máy móc, thiết bị đặc biệt trong  các lĩnh vực dầu khí, quản trị cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải biển, các luật sư hàng hải và những ngành nghề khác, bao gồm cả ngành khoa học, xã hội và nhân văn.
Bao gồm trong cấu trúc trường, ngoài cơ sở của chính hệ đại học, còn có các trường trung học, cao đẳng hàng hải, cao đẳng công nghệ hàng hải và 3 chi nhánh dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp.
Chuyên ngành đào tạo:
* Khoa Điều khiển tàu
Ngành «Điều khiển tàu»; (26.05.05)
* Khoa Máy tàu
Ngành «Vận hành thiết bị năng lượng trên tàu»; (26.05.06)
* Khoa Điện tàu
Ngành «Vận hành kỹ thuật thiết bị vô tuyến viễn thông»,  
Ngành «Vận hành các thiết bị điện và tự động hóa trên tàu»; (26.05.07)
* Khoa Kỹ thuật - Vật lý
Ngành «An toàn thông tin hệ thống truyền thông»,
Ngành «Phân tích hệ thống an toàn thông tin».
Hệ cử nhân:
*Khoa Điện tử học và công nghệ thông tin
Ngành «Công nghệ và hệ thống thông tin truyền thông»,
Ngành «Điều khiển hệ thống công nghiệp, kỹ thuật»,
Ngành «Tin học và kỹ thuật tính toán»;
* Khoa Công nghệ hàng hải
Ngành «Chế tạo cơ khí»,
Ngành «Vận hành tổ hợp máy trong giao thông và công nghệ»,
Ngành «Đóng tàu, công nghệ biển và phân loại và kỹ thuật hệ thống của các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng biển»;
* Khoa Luật
Ngành «Cử nhân luật»;
* Khoa An toàn sinh học và khai thác thềm lục địa
Ngành «Công nghệ máy và thiết bị»,
Ngành «Ngành Dầu khí»,
Ngành «An toàn lao động và cuộc sống»;
* Khoa Điều khiển giao thông đường thủy và kinh tế
Ngành «Kinh tế biển»,
Ngành «Quản lý, logic học»,
Ngành «Công nghệ giao thông vận tải»,
Ngành «Quản lý phương tiện đường thủy và hỗ trợ thủy văn»;
* Khoa học xã hội và nhân văn
Ngành «Tâm lý học»,
Ngành «Hoạt động xã hội và văn hóa»,
Ngành «Quản trị con người»;
* Hệ không chính quy, Đào tạo từ xa
Ngành «Điều khiển tàu»,
Ngành «Vận hành thiết bị năng lượng trên tàu»,
Ngành «Vận hành kỹ thuật thiết bị vô tuyến viễn thông», 
Ngành «Vận hành các thiết bị điện và tự động hóa trên tàu»;
Ngành «Tin học và kỹ thuật tính toán»,
Ngành «Cử nhân luật»,
Ngành «An toàn lao động và cuộc sống»,
Ngành «Kinh tế học»,
Ngành «Quản lý, logic học»,
Ngành «Công nghệ giao thông vận tải».
Đại học hàng hải MSUN hiện có chi nhánh tại tỉnh Sakhalin, thành phố Kholmsk – tiền thân là cao đẳng nghề biển Sakhalin mang tên Guzhenko, chi nhánh tại vùng Amur, thành phố Blagoveshchensk và chi nhánh tại tỉnh Nakhodka, cũng như các văn phòng đại diện tại thành phố Xabarov và Moskva. 
Hiện đang đào tạo các chuyên viên cho ngành hàng hải tại trường Đại học hàng hải MSUN mang tên đô đốc Nhevelskoy là đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng phục vụ trong các hải đội: 65 giáo sư, hơn 270 phó giáo sư, trong đó có 10 giảng viên được phong danh hiệu cao quý của nhà nước Nga.
Trong 3 năm qua, tại trường đại học hàng hải đã xây dựng và áp dụng phương pháp mới trong việc tính điểm cho các học viên. Trong những năm gần đây, trường thường xuyên sử dụng hệ thống kiểm tra trực tuyến theo tiêu chuẩn cấp liên bang trong việc đào tạo chuyên nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo trên cơ sở không lệ thuộc vào hệ thống điểm số bên
Việc chuẩn bị thế hệ giảng viên trẻ tương lai được hình thành sau đại học, cấp bậc thạc sỹ theo 19 chuyên ngành khoa học. Trường đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn riêng cho việc cấp văn bằng tiến sĩ và duyệt đồ án tiến sĩ. Tư năm 1999 tại trường đã hình thành hệ thống quỹ hỗ trợ các giảng viên giỏi và các nhà nghiên cứu khoa học. Đến nay, trường luôn sát cánh cùng quá trình chọn lọc, thẩm định và thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ trong học tập cũng như đào tạo.
Trường tự hào là một trong số ít những trường đại học tại Nga vẫn còn giữ lại khoa quân sự. Đảm nhận việc đào tạo các sỹ quan tương lai, đội ngũ dự bị là các giảng viên, đã từng phục vụ trong hải đội Nga, và các đơn vị khác của lực lượng vũ trang Nga.
Các học viên được hỗ trợ đầy đủ từ nguồn kinh phí quốc gia: chỗ ở, bữa ăn, và trang phục. Kỳ thực tập trên biển của các năm đầu được diễn ra trên tàu buồm “Hi vọng” và tàu hàng “Giáo sư Xlustin”. Kỳ thực tập trước khi bảo vệ luận án tốt nghiệp thường được diễn ra tại các công ty tàu hiện đại vùng Viễn Đông.
Tổ hợp huấn luyện định vị hiện đại tích hợp bản đồ điện tử , tổ hợp huấn luyện điều khiển và cơ động tàu, tổ hợp hệ thống thông tin trên tàu, hệ thống thoát hiểm trên biển, tổ hợp mô phỏng phòng máy, tổ hợp định vị NTPro 5000 được sản xuất tại Saint Peterburg bởi công ty Transac là những bộ máy huấn luyện hiện đại hiện có tại trường, hỗ trợ cho việc đào tạo của các chuyên ngành.
Tại trường có lắp đặt tổ hợp huấn luyện điều khiển tàu với thiết bị dẫn động chạy điện và các tổ hợp RLT, ARPA, và các thiết bị phục vụ cho việc thiết kế bằng máy tính. Cơ sỡ vật chất trường đồng thời được tái cơ cấu và trang bị lại tại các giảng đường, phòng học phục vụ cho ngành sửa tàu, đóng tàu do công ty “Rosnheft” tài trợ.
Kỹ năng thực hành sự sống còn trên biển được đào tạo trong hồ bơi trong nhà sâu 25 mét. Các khóa học đào tạo ngành y tế được tiến hành tại trung tâm chuẩn đoán được cấp phép, tại các phòng tập thể dục, phòng học, cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị.
Thực hiện yêu cầu của các công ước quốc tế, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, trường đại học hàng hải tuân thủ thực hiện toàn bộ chương trình đào tạo chuyên viên hàng hải. Quá trình đào tạo được kiểm soát bởi Trung tâm đào tạo chuyên ngành hàng hải khu vực.
Theo định hướng  đào tạo ngành hàng hải chuyên nghiệp, tại trường hiện đang huấn luyện đội ngũ làm việc trên tàu, tăng cường đào tạo cho các nhà quản lý và các chuyên gia của trung và cao cấp các ngành công nghiệp hàng hải.
Trung tâm hợp tác đào tạo trực tuyến và kỹ thuật quản lý từ xa cho phép phối hợp đào tạo theo hệ thống mới, hình thành việc đào tào chuyên nghành từ xa.
Nhiều học viên và sinh viên trường đã giành phần thưởng và chứng chỉ của thành phố, khu vực, trường Vùng liên bang Viễn Đông và các cuộc thi olympic toán học, vật lý, hóa học, khoa học máy tính. Họ cũng mang về cho trường những huy chương từ các cuộc thi Olympic toàn Nga, và quốc tế. Hằng năm tại trường đều có học viên và sinh giành được học bổng của Tổng thống Nga, Chính phủ Nga, Thống đốc vùng Primorsky, thị trưởng thành phố Vladivostok, OJSC "Rosneft". Ngoài ra, trích từ nguồn chi phí của các quỹ ngoài ngân sách,  mỗi năm có khoảng 100 học bổng mang tên giáo sư Guzhenko Melnikov đều được dành cho các học viên ưu tú
Đại học hàng hải quốc gia Liên Bang Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy - một trong những trung tâm nghiên cứu lớn nhất trong khu vực.
Lĩnh vực phát triển của viện khoa học tại trường liên quan đến an ninh hàng hải trong việc sản xuất và vận chuyển các sản phầm dầu khí, than đá, cung cấp cho các vùng sâu vùng xa. Tại trường còn thành lập Viện Nghiên cứu Hàng hải Giao thông vận tải nhằm tập trung phát triển, cải thiện, nâng cao kỹ thuật của đội tàu, của các thiết bị và cách lái, của việc bảo dưỡng và sửa chữa tàu và của khâ u kiểm soát sản xuất, chẩn đoán hư hại.
Tại các viện nghiên cứu của trường, các chuyên viên nghiên cứu độ bền, độ dẻo trong thiết kế kĩ thuật khi vận hành tàu. Trường chú trọng khai thác nâng cao hiệu quả của các phương tiện hàng hải, trong đó bao gồm cả việc sử dụng công nghệ laser.
Việc phát triển năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, công nghệ môi trường trong giao thông vận tải và năng lượng; Phát triển công nghệ khử mùi, sử dụng nước biển trên tàu hiện đang được hướng dẫn tại trường.. Tại trường còn nghiên cứu cách làm việc để cải thiện công nghệ giao thông vận tải và phương pháp quản lý vận tải đường biển ứng dụng Internet. Ngoài ra, trường còn tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực nhân chủng học, tâm lý và hành vi của các chuyên gia hải đội trong điều kiện khắc nghiệt.
Được sự phối hợp của các cơ quan vùng  Viễn Đông,  Viện khoa học Nga, cùng các trường đại học tại Moscow, St. Petersburg, từ năm 1997 xuất phát từ vùng Viễn Đông hàng năm đều diễn ra các kỳ thực tập, chuyến công tác nghiên cứu trên tàu "Hi vọng” trong khuôn khổ của dự án "Đại học nổi vùng Viễn Đông". Công trình khoa học nghiên cứu khí hậu các đại dương trên toàn cầu đã được thực hiện trong hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên của tàu "Hi Vọng".
Việc hợp tác cùng có lợi giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của các mối quan hệ đối tác của trường.Trường có những liên kết quốc tế, hợp tác thành công với các trường đại học hàng hải và kỹ thuật của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trường là thành viên của Hiệp hội quốc tế của trường Đại học Hàng hải (IAMU), Diễn đàn nghề cá biển và các trường đại học châu Á (AMFUF), Hiệp hội các viện đào tạo hàng hải thế giới và các trung tâm đào tạo hàng hải (GlobalMET), các đối tác toàn cầu vì giáo dục, DNV, các đối tác toàn cầu cùng nhau hợp tác phát triển.
Trong trường có tất cả các điều kiện để phục vụ việc học tập và nghỉ ngơi. Khu học có nhà ký túc xá, căng-tin, bệnh xá và trung tâm y tế chẩn đoán, trung tâm thanh niên, Bảo tàng giáo dục Hàng hải, một số môn thể thao và các phòng đọc chuyên ngành, một hồ bơi, một câu lạc bộ du thuyền và một để đậu tàu.
Các hoạt động văn hóa của sinh viên trong trường đại học được tổ chức bởi trung tâm phát triển sự sáng tạo của giới trẻ. Ở trung tâm vào buổi tối có sàn nhảy, triễn lãm và thi vẽ tranh.
Phổ biến nhất tại trường là chương trình "Vũ hội biển " được tổ chức hàng năm. Tại trung tâm phát triển sự sáng tạo của giới trẻ hiện có đội ca "Cover", đội đệm "Pulc", các ca đoàn, đội hài, đội nhạc cụ dân gian "Antares", đội sáng tạo "Thời trang ", câu lạc bộ sáng tác bài hát "Hadezhda", đội tình nguyện "Breeze".
Các đội biểu diễn văn nghệ của trường không chỉ một lần giành giải thưởng cấp thành phố, cấp vùng, toàn Nga và quốc tế trong các cuộc thi: Festival thể thao và nghệ thuật tại Mudandzyane, Trung Quốc, 3 lần đoạt giải tại festival nghệ thuật “TranspArt” tại Moskva, 2 lần đoạt giải tại Festival “Solntsevorot”, festival sáng tạo sinh viên “Chân trời Saint Petersburg”, festival nghệ thuật vùng “Argo” và nhiều festival khác. 
Tại trường hiện đang giải dạy các môn học thể thao cho học viên: bơi lội, bóng rổ, bóng chuyển, bóng đá mini, các môn võ, boxing, sambo, bóng bàn, kikboxing, và môn thể thao đua thuyền. Các tiết học được diễn ra dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có kinh nghiệm, đạt thành tích kiện tướng thể thao toàn Nga. Các thành viên đam mê các môn thể thoa, sau khi tốt nghiệp tại trường, có thể thi lấy chứng nhận: hướng dẫn viên bơi lội, hướng dẫn viên chèo thuyền, v.v…
Một trong những tiêu chí chính cho sự thành công trong các hoạt động thể thao của trường là việc các vận động viên liên tiếp đoạt những giải khác nhau tại các cuộc thi trong khu vực: Quán quân bóng chuyền nữ toàn thành phố Vladivostok, quán quân bóng đá mini vừng Viễn Đông, quán quân bóng rổ vùng viễn Đông, đạt giải cuộc thi bóng chuyển bãi biển, tại hội thao sinh viên quốc tế giữa các trường trong khu vực.
Tại trường hàng năm đều tổ chức các sự kiện thể thao trong đó lớn nhất và mang tính lễ hội phải kể đến là cuộc thi thuyền buồm MSUN, đua thuyền buồm cúp MSUN, giải đấu bóng chuyền mở rộng, giải Olympic tổng hợp dành cho sinh viên và học viên của trường.

Tất cả các sự kiện thể thao, bao gồm cả quá trình học tập rèn luyện luôn có đến gần 20% học viên và sinh viên tham gia. Nhờ điều kiện thuận lợi là trường Hàng hải vì vậy các môn thể thao dưới nước được phát triển đặc biệt là chèo thuyền,điều khiển thuyền buồm. Hiện tại trường đã mở khóa đào tạo môn thể thao thuyền buồm dành cho sinh viên, học viên và trẻ em tại Vladivostok có nguyện vọng đến với môn thể thao này. 
Trong hơn 20 năm qua, tại các cuộc đua thuyền buồm mở rộng cúp MSUN  đã có rất nhiều vận động viên đến từ CLB thuyền buồm vùng Primorye  tham dự. Các thành viên đội thuyền buồm của trường thường xuyên tham gia các cuộc thi lớn của vùng Viễn Đông: cúp Vladivostok, 50 dặm đua, giải vô địch Vladivostok và vùng Primorye, cúp 7 feet, giải Sekan Cap (Nhật Bản). Đã qua năm thứ 4 đội trường tham dự giải đua thuyền buồm được tổ chức tại Vladivostok.
Học viên của trường là các thế hệ sẵn sàng cho các hải trình xa. Lộ trình của các học viên đã vươn tới bờ biển của nước Anh, Mỹ, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Pháp, Úc, Nhật Bản, Panama, Mexico, Nicaragua, Italy, New Zealand và các nước khác. Trong chuyến đi biển của những thuỷ thủ Viễn Đông đã thu thập thông tin về lịch sử của những chuyến thám hiểm địa lý và thông qua các tuyến đường biển đô đốc Nhevelskoy và tướng Bering, đã thành lập 8 di tích ở Sakhalin, bán đảo Kola, quần đảo Commander, tiến hành khai quật khảo cổ ở Kamchatka, Chukotka, quần đảo Commander, Alaska.
Trong khuôn khổ Chương trình liên bang của chính phủ "Phát triển ngành vận tải biển của Nga", tổ hợp khoa học biển và giáo dục hàng hải đã được thành lập trên khuôn viên của Đại học Hàng hải. Dự án bao gồm việc xây dựng một thư viện quy mô hiện đại, nâng cao cơ sở hạ tầng của phòng mô phỏng đào tạo an ninh trên biển, cũng như việc tạo ra các bãi thử nghiệm về đào tạo ngăn chặn sự cố tràn dầu trên biển.
Biên dịch: Ban biên tập
Thông tin cập nhật: 15.02.2017

     Tiếp nối những thành công của các kì sinh hoạt trước, số sinh hoạt kì III của CLB Hàng Hải đã được tổ chức vào chiều tối ngày 10/02 tại phòng 9112. Cùng sự chuẩn bị và dẫn dắt nhiệt tình của bạn Bùi Văn Tú, buổi sinh hoạt với chủ đề “công tác chuẩn bị cho tàu rời cảng” đã để lại ấn tượng đẹp với những thành viên tham gia.

     Sau những lời chúc tết thân mật, CLB đã đem đến một tình huống thực tế với sự tham gia của một số bạn học viên trong vai một đội tàu nhỏ: thuyền trưởng Ngô Quang Hưng cùng đội máy Đoàn Minh Duy, Bùi Công Chức, Chu Đào Sơn Linh và Hoàng Trọng Chung.


     Lần lượt các thành viên đã trình bày những trách nhiệm và các hoạt động chuẩn bị cần thiết để đảm bảo quy trình của việc tàu rời cảng. Sự chuẩn bị tương đối đầy đủ của nhóm đã đem đến một lượng kiến thức bổ ích nhất định cho các bạn học viên.
      Không khí thoải mái, gần gũi, cùng với sự tranh luận sôi nổi đã giúp các bạn giải đáp cho nhau những thắc mắc liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
     Phần cuối của chương trình là những chia sẻ thiết thực và bổ ích từ anh Vũ Văn Mừng- nghiên cứu sinh trường đại học hàng hải Việt Nam. Anh đã đưa đến cho buổi sinh hoạt kiến thức sơ bộ về cơ cấu tổ chức trên tàu cũng như trả lời những câu hỏi của các bạn học viên về chủ đề máy tàu biển.

     Buổi sinh hoạt đầu tiên của năm mới Đinh Dậu 2017 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một khởi đầu thuận lợi cho CLB, hứa hẹn đem đến thật nhiều hơn nữa những buổi sinh hoạt vui vẻ, thoải mái nhưng không kém phần bổ ích cho các bạn học viên.

 Tác giả: Ngô Quang Hưng

Một số hình của của buổi sinh hoạt CLB





10.2.17

     Русские курсанты в нашей группе были тоже очень разные: и ленивые, и трудолюбивые. Но все они хорошо знали русский язык, и легко понимали все на занятиях. А мы, вьетнамцы, первое время не очень хорошо понимали по-русски. Я помню, как в первый раз сидел в аудитории, слушал лекцию по математике, и ничего не успевал делать, даже просто  переписать формулы с доски. Но мы были очень благодарны нашему командиру роты подполковнику Сергею Николаевичу Веревке за то, что он не выделил нас на два отдельных кубрика, и расселил вместе с русскими курсантами. Эта мера помогла нам очень быстро поднять уровень русского языка. А также многому научиться от русских товарищей и в учебе, и в повседневной жизни.
     Таким образом, мы постепенно научились успевать и слушать, и писать на лекциях. Помогла и дружба с курсантами не только из нашей роты, а также и из других рот.
     За время учебы я трижды проходил плавательную практику, получается, что восемь  месяцев был в море. На первой практике мы были на УПС «Профессор Хлюстин» и участвовали в очень интересном арктическом рейсе, дошли по трассе Севморпути до заполярного города Певек, руководителем практики у нас был доцент, капитан дальнего плавания Валерий Петрович Доброквашин. Вторую практику я проходил на судне российско-вьетнамской компании «Вьетсовпетро». А летом 2015 года у нас была учебно-производительная практика на паруснике «Надежда», и мы ходили на Южную Корею. Каждая практика оставила у меня незабываемое впечатление.
     Мы часто играли в футбол вместе – летом на спортивной площадке, а зимой – в спортзале. У нас несколько вьетнамских футбольных команд. Мы проводим соревнования не только друг с другом, а и с командами русских курсантов или других иностранцев. Футбол – это важная часть нашей жизни. Он является не только видом спорта, а также средством единения между нами.
     Кроме спорта, мы еще принимали участие во многих мероприятиях не только в Морском университете, но и городских и краевых: в конкурсе «Голос дружбы», праздничных фестивалях, в Морском бале, в мероприятиях, организованных Генеральным консульством СРВ во Владивостоке, Фондом Русский Мир и т.д. Мы сами проводили наши праздники: Восточный Новый Год, День независимости Вьетнама, День учителя и т.д.
     У нас есть свое общество вьетнамских студентов и курсантов в МГУ им. адм. Г.И. Невельского, которое контролирует все наши работы и способствует развитию всего общества.
     И вот мы уже сдали теоретическую часть госэкзамена, а это самые главные и самые «страшные» испытания, про которые нам рассказывали уже на первом курсе. Заранее зная об этом, в процессе всех лет учебы мы старались добросовестно выполнять задания по всем дисциплинам и сдавали экзамены «автоматом».
     Правда, на ГОСе все было несколько по-другому. У нас три дисциплины, и каждая состоит из нескольких частей, которые мы изучили за минувшие пять лет. Представляете себе, какой объем нам надо было повторить только за месяц? И потом сидеть и отвечать перед строгой и компетентной комиссией.
     Перед госэкзаменами я очень волновался и чувствовал большую нагрузку, стресс. В праздничные дни Нового года почти все время был в кубрике и готовился к экзаменам. И совсем не пожалел об этом, т.к. сдал все экзамены на «отлично»!
     Я уже определился с темой дипломной работы: «Особенности использования системы динамического позиционирования на судах компании Вьетсовпетро». Я выбрал эту тему, потому что такая система очень широко распространена на вьетнамских судах, и, я думаю, что мне еще предстоит работать с ней. Поскольку мы «целевики» и были направлены на учебу «Вьетсовпетро», то после выпуска будем работать в этой компании во Вьетнаме.
     Скоро мы уже завершим обучение в Морском университете, и, я думаю, что буду очень скучать по России, по русским людям и друзям. Если будет возможность, то обязательно сюда еще вернусь.


     Các bạn học viên người Nga trong đại đội của chúng tôi có những tính cách rất khác nhau: có bạn thì hơi lười, có bạn lại chăm học. Nhưng điều hiển nhiên là các bạn ấy đều biết tiếng Nga rất tốt, vì vậy nên hiểu bài trên lớp nhanh. Còn chúng tôi, những học viên Việt Nam thì thời gian đầu chưa hiểu tiếng Nga thật tốt được như các bạn ấy. Tôi nhớ lần đầu tiên chúng tôi ngồi trên giảng đường, nghe giảng môn Toán, và chẳng kịp làm gì cả, thậm chí là cả việc chép lại công thức trên bảng. Nhưng cũng phải cảm ơn người quản lý chúng tôi, trung tá Sergey Nikolayevich Verevka đã tạo điều kiện cho chúng tôi được cùng nhau, cùng với các bạn học viên Nga. Giải pháp này đã giúp cải thiện trình đ tiếng Nga của tôi và các bạn đáng kể. Không chỉ học tiếng Nga, chúng tôi học được từ các bạn (những người đồng chí) những điều hay trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
     Ngày qua ngày, chúng tôi dần quen với việc nghe và viết trên giảng đường. Trong số các bạn học viên Nga đã giúp chúng tôi, còn có những bạn đến từ đại đội khác nữa.
     Trong suốt khoảng thời gian học tập, tôi đã 3 lần đi thực tập, tính ra thì tôi đã có 8 thángxa đất liềnrồi. Chuyến thực tập đầu tiên của chúng tôi diễn ra trên tàu vận tảiGiáo sư Xlustintheo tuyến đường biển phía Bắc đến thành phố vùng cực Pevek, Bắc Cực. Người thầy hướng dẫn cho chúng tôi khi ấy là thuyền trưởng danh dự Valeriy Petrovich Dobrokvashi. Lần thực tập thứ 2 của tôi diễn ra trên tàu của liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro. Đến mùa hè năm 2015, sau năm 3, tôi đi thực tập trên tàu buồmHi Vọng” đến Nam Hàn. Mỗi kỳ thực tập đều đọng lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
     Chúng tôi thường chơi đá bóng tại sân trường vào mùa hè, mùa đông chúng tôi chơi bóng tại sân trong nhà. Tại thành phố tôi có rất nhiều đội bóng Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức, và tham dự những giải đấu không chỉ giao hữu, mà còn với những đội bạn đến từ Nga và nhiều quốc gia khác. Bóng đã đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi. Bóng đá không chỉ là một môn thể thao và còn là cấu nối con người.
     Ngoài bóng đá, chúng tôi còn tham dự nhiều sự kiện khác không chỉ diễn ra tại trường Đại học Hàng hải, mà còn trong thành phố và vùng Viễn Đông này. Chúng tôi đã tham dự vào cuộc thi «Tiếng hát hữu nghị», các lễ hội theo mùa, buổi khiêu vũ “Vũ hội biển”, và những sự kiện khác do Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok, quỹ Thế giới Nga tổ chức. Chúng tôi cũng tự tổ chức cho mình những sự kiện như: Tết Nguyên Đán, Ngày Nhà giáo 20/11, Ngày Quốc khánh, v.v
     Chúng tôi còn có chi đoàn các bạn học viên, sinh viên tại trường, nơi chúng tôi thảo luận và đưa ra những hướng phát triển, cùng giải quyết những vấn đ còn tồn động của chính mình.
     Rồi thì tôi và các bạn cũng đã trải qua phần thi lý thuyết, mà theo tôi là thử thách “đáng sợnhất, mà chúng tôi đã được nghe từ năm đầu. Biết trước được điều này, chúng tôi luôn cố gắng trong suốt quá trình 5 năm học, làm đầy đ các nhiệm vụ được giao, và trả thi với điểm số tuyệt đối.
    Quả đúng vậy, với kỳ thi lý thuyết cuối cùng lần này, mọi chuyện dường như khác rồi. Chúng tôi học 3 môn học chính, và mỗi môn thi gồm nhiều phân môn, mà mỗi phân  môn chúng tôi được học trải đều suốt 5 năm. Hãy thử tưởng tượng xem, chúng tôi phải ghi nhớ và ôn tập một lượng lớn thông tin như thế nào trong vòng 1 tháng? Sau đó, chúng tôi còn phải trả lời trước cả một hội đồng những giáo viên, giảng viên khắt khe nhất. Trước kỳ thi này, tôi rất lo lắng và tự cảm thấy một áp lực nặng nề, và tôi bị ”stress”. Suốt kỳ nghỉ Năm mới vừa qua, tôi dành gần như hầu hết thời gian trong phòng của mình, chuẩn bị cho kỳ thi. Và tôi đã không hối tiếc vì điều đó, vì tôi đã vượt qua tất cả kỳ thi với điểm số Xuất sắcrồi !
     Tôi đã chọn cho mình chủ đ cho bài luận văn của mình là: “ Đặc điểm của việc sử dụng hệ thống định vị động trên tàu của liên doanh Vietsovpetro”. Tôi đã chọn chủ đ này, vì hệ thống định vị trên rất phổ biến trên những con tàu của Việt Nam, và tôi cho rằng tôi sẽ cần dùng nó sau này. Cũng một phần vì liên doanh Viesovpetro cử tôi đi học, nên sau này tôi sẽ làm việc cho liên doanh tại Việt Nam.

     Sắp tới, chúng tôi sẽ kết thúc một chặng đường dài của mình tại đại học hàng hải liên bang Nga, thành phố Vladivostok. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ rất nhớ nước Nga, nhớ người dân Nga, và cả những người bạn Nga của mình. Nếu có một ước muốn, tôi sẽ quay trở lại nơi đây!
Tác giảTrương Hiền
Thực hiện phóng sự: Phòng thông tin
Biên dịch: Ban biên tập

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.