Bài mới nhất

   Ngày 05/12 là ngày sinh của đô đốc Gennady Ivanovich  Nhevelskoy, là người mà tên ông được đặt cho trường Đại học Hàng hải quốc gia liên bang Nga.Trong tuần học này, toàn thể học viên và sinh viên sẽ được tham dự những buổi học,nơi mà họ được làm quen với cuộc sống cũng như công việc của hoa tiêu, nhà thám hiểm nổi tiếng vùng Viễn Đông này.

    Gennady Ivanovich  Nhevelskoy sinh ngày 05/12/1813 tại tỉnh Kostroma trong một gia đình nhiều đời quý tộc. Ông được đào tạo quân sự tại trường võ bị hàng hải. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, Nhevelskoy tham gia vào lớp đào tạo sĩ quan và kết thúc khóa học vào năm 1836 với cấp bậc trung úy. Cho tới năm 1846, ông phục vụ trong hạm đội Baltic tại phi đội đội mang tên Litke F.P. Năm 1846 Nhevelskoy đi thuyền vòng quanh châu Âu, và vào năm 1847, ông trở thành chỉ huy của dội tàu vận tải quân sự “Baikal”, là nơi thực hiện vận chuyển hàng hóa từ Kronstadt qua Đại tây dương và Thái bình dương, đi quanh mũi Cape Horn đến Petropavlovsk-Kamchatsky.

    Vốn đã có ý định khám phá cửa biển Amur, nhưng không được cho phép vào thời điểm đó trên lãnh thổ của Đế chế Nga, Nhevelskoy đã yêu cầu Tổng đốc vùng Đông Siberia Muravyov N.N. cho phép nghiên cứu vùng đất này. Tổng đốc đã có phản hồi tích cực trước đề nghị của Nhevelskoy. Ông viết thư về Petersburg và hứa sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên,nhà thám hiểm đã không chờ sự chấp thuận cao nhất cho kế hoạch của mình. Ngày 30/05/1849 chuyến thám hiểm của Nhevelskoy khởi hành từ Petropavlovsk,tiếp cận bán đảo Sakhalin từ phía bắc và chạy dọc xuống theo bờ biển phía tây của nó được thực hiện. Kết quả của chuyến thám hiểm là việc khai phá các eo biển, mà sau này được đặt tên bởi Nhevelskoy và các bằng chứng thực nghiệm trên đảo Sakhalin. Ngoài ra, Nhevelskoy đã được khẳng định là người tìm ra cửa biển Amur.

   Nhevelskoy hầu như đã không tìm cách để tránh bị trừng phạt bởi hành vi cố ý của mình. Mặc dù Nicholas I đã cầu xin cho viên sĩ quan dũng cảm vì hành vi trái phép, bộ trưởng Ngoại giao Nesselrode đã đòi trừng phạt nghiêm người phạm tội. Năm 1850, Gennady Ivanovich Nevelsky trở về vùng Viễn Đông, và vào năm 1853, ông đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến nam Sakhalin. Tất cả các nghiên cứu của họ thuộc vùng đất mà Nhevelskoy đã tuyên bố chủ quyền của Nga. Các hoạt động thám hiểm Nhevelskoy không chỉ có tính chất khoa học, mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị và kinh tế, góp phần vào việc thành lập biên giới cuối cùng của nhà nước liên bang với Trung Quốc theo quy ước năm 1858-1860 và sự hợp nhất của nhà nước khu vực Viễn Đông nước Nga.

  Năm 1854, Nhevelskoy được thăng chức thiếu tướng hải quân và vào năm 1855,ông được tổng đốc Muravyov N.N. bổ nhiệm làm tham mưu trưởng lực lượng hải quân.

  Từ năm 1857 đến năm 1876 ông đã soạn thảo những bản hướng dẫn dành cho các thuyền trưởng khi đi đến vùng Viễn Đông, hiệu chỉnh các bài báo cho tạp chí “Cẩm nang hàng hải”, tham gia vào các công việc của Hội Địa lý Nga, của xã hội Nga để thúc đẩy sự phát triển của các công ty vận tải biển. Đồng thời ông cũng bắt đầu viết cuốn sách “Chiến công của các sĩ quan hải quân Nga tại vùng Viễn Đông 1849-1855. Khu vực Amur và Ussuri”,được xuất bản sau khi vợ ông mất. Năm 1874,Nhevelskoy được thăng chức đô đốc.

  Gennady Ivanovich  Nhevelskoy mất ngày 29 tháng 4 năm 1876. Tên của ông đã mãi mãi đi vào lịch sử của vùng Viễn Đông. Tên Nevelskoy được đặt cho 8 cơ sở địa lý: dải đá ngầm, vịnh, núi, mũi, đường thủy, vịnh bên bờ bán đảo Sakhalin, dãy núi ngầm ở Thái bình dương, phát hiện ra eo biển ngăn cách bán đảo Sakhalin với đất liền. Tên của ông được đặt cho thành phố trên bán đảo Sakhalin, tượng của ông được dựng ở thành phố Vladivostok, Khabarovsk và tại thành phố quê hương ông Soligalich.

  Vào ngày 16/09/1965, theo sắc lệnh của Bộ trưởng bộ Hàng hải số 165, trường Cao đẳng kĩ thuật Hàng hải Vladivostok được đổi tên thành trường Cao đẳng kĩ thuật Hàng hải Viễn Đông mang tên đô đốc Nhevelskoy.

Dịch bài: Nguyễn Be Ly (Ban biên tập)

20.12.16 ,
     Tối 16/12, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Vladivostok cùng Hội người Việt tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt – Nga vùng Primorye. Đến dự có đại diện lãnh đạo vùng Primorye và thành phố Vladivostok, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, Hội hữu nghị Việt – Nga cùng đại diện cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam tại thành phố Vladivostok.

     Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Minh Chính, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại thành phố Vladivostok khẳng định vai trò quan trọng của Hội hữu nghị Việt – Nga với nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc. Hai quốc gia đã trải qua chặng đường lịch sử đầy thử thách và biến động, bằng những tình cảm nồng hậu và sự hy sinh quên mình, người dân vùng Primorye đã xây dựng nên một tượng đài hữu nghị bền vững với đất nước và nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ.
     Theo ông Huỳnh Minh Chính, trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của nhân dân Nga nói chung và đặc biệt là người dân vùng Primorye nói riêng. Nhiều nguồn lực như vũ khí, chuyên gia… đã rời cảng biển Vladivostok đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến thắng lợi. Nhắc lại những sự kiện lịch sử quan trọng, ông Tổng Lãnh sự nói rằng, trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng 3 lần đặt chân đến thành phố Vladivostok. Tất cả những điều đó là nền tảng vững chắc để xây dựng nên một tình hữu nghị tốt đẹp của hai dân tộc như ngày hôm nay.
     Nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga tại vùng Primorye đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, ông Sokolovxky A.Y. - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nga của vùng cho biết thêm, hiện nay trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo, số lượng sinh viên Việt Nam tại các trường đại học của thành phố không ngừng tăng lên, các hội thảo, sự kiện khoa học liên quan đến Việt Nam cũng thường xuyên được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết và trao đổi văn hóa giữa hai dân tộc, đặc biệt là giữa các thế hệ sinh viên trẻ.
     Cũng trong buổi lễ, Ông Đỗ Quốc Việt, chủ tịch Hội người Việt vùng Primorye đã gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ chân thành của nhân dân Nga trong nhiều năm qua, bày tỏ mong muốn chính quyền thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân Việt Nam có cuộc sống và công việc ổn định, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc.
     Đến dự với buổi lễ còn có ông Polianxky E.V. - Phó thống đốc vùng Primorye, cùng nhiều vị lãnh đạo đại diện cho chính quyền và các tổ chức, đơn vị trên địa bàn thành phố. Các đại biểu đã gửi lời chúc mừng đến những người tham dự nhân kỷ niệm 45 năm Hội hữu nghị Việt – Nga vùng Primorye, bày tỏ niềm tự hào về mối quan hệ tốt đẹp của nhân dân hai nước trong quá khứ và thể hiện niềm tin tưởng vào sự phát triển vững chắc trong tương lai.
Tác giả: Huỳnh Kim Khánh

Một số hình ảnh của buổi lễ:
Ông Huỳnh Minh Chính, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại thành phố Vladivostok phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 45 năm Hội hữu nghị Việt-Nga vùng Primorye
Ông Huỳnh Minh Chính trao giấy cảm ơn cho các vị đại biểu




19.12.16
Chiều ngày 18/12/2016, tại Hội trường nhà hàng Nem Việt, Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok đã tổ chức thành công Đại hội Hội sinh viên nhiệm kỳ 2016 – 2017.

Đại hội đã tổng kết và đánh giá lại các hoạt động, sự kiện của Hội sinh viên trong năm qua, đặt ra phương hướng cho nhiệm kỳ tới, đồng thời tiến hành bầu cử Ban chấp hành Hội sinh viên nhiệm kì 2016 2017.
Đến tham dự đại hội có:
-                  Chị Nguyễn Ái Trung – phó lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Vladivostok.
-                  Cô Nguyễn Thị Mai Dung – phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Primorye.
-                 Anh Lưu Quang Hiệu – Bí thư Chi bộ Lưu học sinh Việt Nam tại thành phố Vladivostok.
-                 Anh Nguyễn Hùng – phó Bí thư Chi bộ Lưu học sinh Việt Nam tại thành phố Vladivostok.
-         Cùng với các hội viên, sinh viên, các nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học trong thành phố Vladivostok.
Trong năm vừa qua, Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Vladivostok đã có sự gia tăng số lượng rất đáng kể so với năm trước, cụ thể là năm 2015, có tất cả 153 sinh viên, nhưng sang năm 2016 con số này đã tăng lên 189 sinh viên, trong đó trường FEFU là 135, trường MSUN là 52 và trường VGUES là 2. Số lượng sinh viên ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các phong trào sinh viên và hoạt động thanh niên phát triển đa dạng và tích cực.
Mở đầu Đại hội, đ/c Hội trưởng Hội sinh viên Đoàn Hữu Hùng lên trình bày trước Đại hội báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2015 – 2016.
Qua bản báo cáo, đ/c Hội trưởng đã nêu rõ: Công tác Hội và phong trào Sinh viên đã đi đúng hướng chỉ đạo của Đảng bộ phận Viễn Đông, Tổng lãnh sự quán Việt Nam và Hội người Việt Nam; BCH đã cố gắng hoạt động nhiệt tình, năng nổ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; các thành viên trong Hội sinh viên đã tham gia đầy đủ mọi hoạt động, góp phần thúc đẩy phong trào sinh viên phát triển và so với Nghị quyết đề ra trong ĐH hồi tháng 12/2015, Hội Sinh viên đã hoàn thành xuất sắc hầu hết tất cả các chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, vẫn còn tồn đọng một số khó khăn trong công tác hoạt động cũng như trong công tác quản lí cần khắc phục. Nhưng nhìn chung năm qua, Hội sinh viên đã đạt được nhiều thắng lợi.
Đ/c Thủ quỹ Huỳnh Quang Khải báo cáo trước đại hội các khoản thu chi của Hội sinh viên trong nhiệm kỳ 2015 – 2016.
Tiếp theo đó, đ/c Hội phó Hội sinh viên Bùi Thị Chi Mai đọc bản dự thảo Phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ 2016 – 2017 với những nội dung trọng tâm sau:
-         Tiếp tục giữ vững, đẩy mạnh phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên.
-         Tạo điều kiện giao lưu, gặp gỡ giữa sinh viên các trường, tăng thêm tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng sinh viên.
-         Phát động phong trào “Sinh viên 5 tốt”:
1)    Đạo đức tốt;
2)    Học tập tốt;
3)    Thể lực tốt;
4)    Kĩ năng tốt;
5)    Hội nhập tốt.
Với những mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng, bản dự thảo Phương hướng đã được 100% Đại hội thông qua.
Tiếp tục chương trình, các vị đại biểu, khách mời đã có những đóng góp, chỉ thị kịp thời tới Hội sinh viên.
Ngay sau đó, BCH Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok nhiệm kỳ 2015 – 2016 đã tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ và giới thiệu đề án nhân sự BCH Hội sinh viên mới. Trong đề án có nêu: Căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu và đặc điểm tình hình của Hội, BCH Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok định hướng cơ cấu BCH nhiệm kỳ 2016-2017 như sau:
-                      -  Ban chấp hành có độ tuổi bình quân dưới 30 tuổi.
       - Số lượng uỷ viên Ban chấp hành nhiệm kỳ 2016-2017 gồm 3 đồng chí, trong đó có 1 Hội trưởng, 1 Hội phó và 1 ủy viên BCH.

-         Về hướng cơ cấu vào Ban chấp hành được phân bổ như sau: 1 đồng chí từ BCH chi Đoàn trường ĐH Hàng hải Quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy và 2 đồng chí từ BCH chi Đoàn trường ĐH Tổng hợp Viễn Đông. Các đồng chí này sẽ được cử trực tiếp từ 2 BCH chi Đoàn vào thẳng BCH Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok (không qua bầu cử).
-         Danh sách đề cử BCH Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok:
1)    Hà Hồ Huy Thịnh;
2)    Phạm Thị Phương Trang;
3)    Hoàng Việt Phú.
Khi bản Đề án nhân sự BCH nhiệm kỳ 2016 – 2017 được 100% sinh viên thông qua cũng là lúc BCH nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội.

Sau gần 2 tiếng làm việc, Đại hội đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Tác giả: Đoàn Hữu Hùng

Clip tổng kết hoạt động Hội sinh viên Việt Nam tại tp. Vladivostok năm 2016

Một số hình ảnh Đại hội:
Thành phần khách mời

Một góc Đại hội

Đại hội giơ tay biểu quyết

BCH cũ kết thúc nhiệm kỳ

Phát thưởng sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập

Phát thưởng sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập

Phát thưởng sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập

BCH nhiệm kỳ 2016 – 2017 ra mắt Đại hội.

THÔNG CÁO
v/v hoàn thiện nhân sự BCH Chi đoàn và các Ban chuyên ngành nhiệm kỳ 2016-2017
A.   Ngày 24/11/2016, Ban Cán sự Đoàn tại Liên Bang Nga đã ra Quyết định số 28-QĐ/ĐTN công nhận BCH Chi Đoàn Trường Đại học Hàng hải Quốc gia mang tên đô đốc Nhevelskoy gồm các đồng chí:
1.     Đ/c Đoàn Minh Duy – Bí thư Chi đoàn
2.     Đ/c Nguyễn Vũ Hiệp – Phó Bí thư
3.     Đ/c Trần Diệu Hằng – Ủy viên
4.     Đ/c Nguyễn Be Ly – Ủy viên
5.     Đ/c Hà Hồ Huy Thịnh – Ủy viên

B.   BCH Chi Đoàn phê chuẩn nhân sự các Ban chuyên ngành của Chi đoàn nhiệm kỳ 2016 – 2017 như sau:

I.      Ban thư ký Câu lạc bộ Hàng hải:
1.  Đ/c Ngô Quang Hưng – Thư ký thứ nhất CLB
2.  Đ/c Hồ Bình Trọng – Thư ký
3.  Đ/c Nguyễn Vũ Hiệp – Thư ký

II.   Ban biên tập website đơn vị mguvla.net:
1.  Đ/c Trịnh Quốc Vinh - Trưởng ban
2.  Đ/c Nguyễn Duy Quang - Kỹ thuật viên
3.  Đ/c Bùi Văn Tú - Biên tập viên
4.  Đ/c Phạm Văn Vượng - Biên tập viên
5.  Đ/c Nguyễn Be Ly - Biên tập viên
6.  Đ/c Nguyễn Đại Hoàng - Biên tập viên

III.  Ban Thể dục – thể thao:
1.              Đ/c Phạm Minh Việt  - Trưởng ban
2.              Đ/c Bùi Công Chức - Phó ban
3.              Đ/c Hoàng Trọng Chung - Thành viên
4.              Đ/c Lê Nhật Minh - Thành viên


BCH CHI ĐOÀN

Các lĩnh vực đào tạo DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH
     Dành cho những cán bộ trình độ chuyên môn cao theo chương trình đào tạo dành cho cán bộ khoa học – sư phạm ở dạng nghiên cứu sinh.

     Chế độ nghiên cứu sinh của trường đại học Hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc Nhevelskoy được thành lập vào cuối năm 1968 theo nghị quyết của Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng liên bang Xô viết từ 16/11/1967 số 1064 về việc: “Cải thiện đào tạo cán bộ khoa học”.
     Giáo dục ở dạng nghiên cứu sinh được thực hiện ở 14 lĩnh vực đào tạo của 4 lĩnh vực khoa học phù hợp với định hướng đào tạo cho cán bộ khoa học – sư phạm sau đại học do Bộ giáo dục khoa học Liên bang Nga thông qua từ ngày 12/9/2013 số 1061.

Toán học và khoa học tự nhiên
1.     01.06.01 Toán học và cơ học – Phân tích vật chất, tổng hợp hệ cơ và hệ chức năng.
2.     03.06.01 Vật lí và thiên văn học – Vật lí học vô tuyến điện.
3.     04.06.01 Khoa học hóa học – Hóa học vật lí.

Ngành công trình, công nghệ và kĩ thuật khoa học.
1.     09.06.01 Dữ liệu và công nghệ tính toán.
-         Hệ thống phân tích, quản lí và xử lí thông tin (trong ngành giao thông vận tải).
-         Hệ thống tự động hóa thiết kế.
2.     10.06.01 Bảo mật thông tin.
-         Phương pháp và hệ thống bảo vệ thông tin, bảo mật thông tin.
3.     11.06.01 Điện tử, kĩ thuật vô tuyến điện và hệ thống thông tin liên lạc.
-         Kĩ thuật vô tuyến điện trong đó bao gồm hệ thống và thiết bị truyền hình.
4.     13.06.11 Công nghệ nhiệt – điện.
-         Phức hợp kĩ thuật điện và hệ thống điện.
5.     15.06.01 Chế tạo máy
-         Lí thuyết máy, hệ thống truyền động và chi tiết máy.
6.     20.06.01 An toàn lao động.
-         An toàn trong các tình huống đặc biệt.
7.     Kĩ thuật công nghệ đóng tàu và vận tải biển.
-         Lí thuyết tàu và cơ học ngành xây dựng.
-         Công nghệ đóng tàu, sửa chữa và tổ chức sản xuất đóng tàu.
-         Lắp đặt các máy điện tàu và các yếu tố đi kèm (chính và phụ).
-         Khai thác giao thông vận tải đường thủy và đường biển.

Khoa học xã hội.
1.     37.06.01 Khoa học tâm lí.
-         Tâm lí lao động, kĩ thuật tâm lí, khoa học về lao động.
2.     38.06.01 Kinh tế.
-         Thuyết kinh tế.
-         Kinh tế và quản lí nền kinh tế quốc dân.
3.     39.06.01 Khoa học xã hội.
-         Cấu trúc xã hội, các viện và quá trình xã hội.

Khoa học nhân văn.
1.     46.06.01 Khoa học lịch sử và khảo cổ học.

-         Lịch sử khoa học và công nghệ. 
Thông tin dịch từ website chính thức của trường, được cập nhật lần cuối 17.12.2016
do nhóm dịch Phạm Văn Vượng - Bùi Văn Tú - Ban biên tập MGUVla.net

16.12.16
    14 декабря министр транспорта РФ Максим Соколов вручил государственные и ведомственные награды работникам транспортного комплекса России.

     В приветственном слове М. Соколов поблагодарил собравшихся за личный вклад в развитие транспортной отрасли, высокие результаты работы коллективов, которые они представляют, пожелал здоровья и высоких достижений в труде на благо государства.
     Среди награжденных – профессор МГУ им. адм. Г.И. Невельского, знаменитый дальневосточный яхтсмен Л.К. Лысенко, которому министр транспорта РФ М. Соколов вручил памятную медаль «Патриот России».И эта награда заслужена яхтенным капитаном, который совершил с курсантами и студентами МГУ им. адм. Г.И. Невельского 42 яхтенных похода и установил более 10 памятников морякам-первопроходцам Дальнего Востока России. Во главе со своим капитанам Л.К. Лысенко курсанты повторили все маршруты Амурской экспедиции адмирала Г.И.Невельского, Первой и Второй Камчатских экспедиций Беринга и Чирикова, совершили яхтенный поход по рекам – местам сражений Великой Отечественной войны.
     Памятная медаль «Патриот России» учреждена в 2006 году и является формой поощрения за большой вклад в совершенствование системы патриотического воспитания молодежи. 
     Почетная награда присуждается гражданам Российской Федерации за личный большой вклад в работу по патриотическому воспитанию, проявление патриотизма в общественной, служебной, военной и трудовой деятельности. 
     «Патриот России» – награда, которая ежегодно присуждается Российским государственным военным историко-культурным центром при правительстве Российской Федерации (Росвоенцентром) в соответствии с государственной программой «Патриотическое воспитание граждан Российской Федерации на 2016-2020 годы», а также согласно постановлению правительства Российской Федерации, ежегодно организуется вручение наград за отличие в патриотической деятельности граждан. 
Информационный центр ОИУ МГУ 
16 декабря 2016 года

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.