Bài mới nhất

14.6.15
Ngày đầu tiên lên tàu: 08/06/2015.
Buổi sáng, mọi thứ vẫn như ngày thường: cả nhóm dậy sớm lúc 7h đi dọn dẹp sân trường, sau đó về phòng vệ sinh cá nhân. Đặc biệt hôm nay không được đi ăn sáng, thời tiết thì không được đẹp, sương mù dày đặc, có mưa phùn (giống tiết trời ở quê khi Tết đến). 
10h: tất cả mang hành lí nặng xuống xe, xong xuôi lại về phòng ngồi đợi.
11h30: tất cả được lệnh tập trung xuống sân, khởi hành ra cảng rồi lên tàu. Cả đại đội đi bộ với quãng đường cũng khá xa mới tới bến tàu.

Dưới trời mưa, ra đến cảng thì ai cũng ướt hết. Sau khi lên tàu, tất cả học viên được tập trung ở phòng học để được phổ biến các quy định khi lên tàu (không được đi dép không có quai sau, không vứt rác bừa bãi...). Sau đó học viên chia nhau nhận phòng. Mỗi phòng 12 người, hơi bi hẹp tý, mình thì ở với 11 bạn người Nga.
Sau khi nhận phòng, 14h là đến giờ đi ăn trưa, chắc là do đói nên mình ăn thấy ngon hơn hẳn.
Sau ăn trưa, mình về phòng dọn đồ, nhận chăn gối. Tiếp đó tất cả học viên tập trung vào phòng học để điểm danh, chia nhóm. Cả đại đội mình chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ từng ngày: học tập, làm việc và trực ca. Ngày đầu nhóm mình đã phải trực, mình đứng chỗ cầu thang lên tàu gồm 2 ca - 8 tiếng,  ca 1 từ 0h đến 4h sáng, ca 2 từ 12h trưa đến 16h chiều hôm sau.
Lúc 17h đại đội có mặt ở nhà ăn, uống trà ăn bánh bữa xế (trong khi ở trường chỉ có 3 bữa thì ở trên tàu có đến 4 bữa). Sau đó mọi người nghỉ ngơi đến 19h30 thì đi ăn tối.
Ăn tối xong mình ngồi chơi đến 10h thì điểm danh, sau đó vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ chuẩn bị đi trực. 12h đêm lọ mọ dậy đi trực, trời vừa lạnh vừa mưa, nhưng vẫn phải đứng. Lúc đầu gặp ông trực ca cùng khó tính nên mình bị bắt đứng giữa mưa, đoạn sau gần đổi ca gặp ông dễ hơn nên được cho phép tránh mưa. 4h sáng kết thúc buổi trực về ngủ, kết thúc ngày đầu tiên, hơi mệt tý :-D

Ngày thứ hai: 09/06/2015
Vẫn như thường lệ: sáng 7h dậy, vệ sinh cá nhân; 7h 30 ăn sáng; 7h45 tập trung ở boong tàu, điểm danh, chào cờ, nghe phổ  biến kế hoạch trong ngày.
8h15: nhóm mình tập trung ở phòng học,nghe giảng về an toàn trong khi leo lên cột buồm(vì thực tập trên tàu buồm của trường nên có khoản leo buồm),  nghe hướng dẫn nơi đổ rác, phân loại rác thải,....  Sau đó về phòng nghỉ. 11h 30 đi ăn trưa (mình ăn sớm hơn để ra trực).
Mình đi trực từ 12h trưa đến 4h. Sau đó về phòng ngủ (ngủ bù cho hôm qua).
 17h tập trung uống trà. Sau đó về phòng,nghỉ đợi ăn tối,. 7h đi ăn tối, sau đó đi tắm, đánh răng rửa mặt. 22h điểm danh buổi tối, 23h đi ngủ, kết thúc ngày thứ 2 trên tàu.Chuẩn bị cho ngày mai, ngày đi học của nhóm :-o :-D

Ngày thứ ba: 10/06/2015
Buổi sáng sau khi chào cờ, điểm danh xong, học viên tập trung nhận đồ bảo hộ.
 8h15: mình đi học. Hôm nay là tiết học đầu tiên, mọi người được giới thiệu về tên của các phần trên buồm (nhóm mình làm việc, học tập trên khu vực mũi thuyền), cách thắt một số nút dây cơ bản. Sau hơn 2 tiếng thì nghỉ ngơi, ăn trưa, xong nhóm tiếp tục đến lớp học.
Nhiệm vụ của tiết học lúc này là leo lên cột buồm: với sự hướng dẫn của giáo viên,mọi người lần lượt leo, mình lúc đầu lên cũng sợ, tay chân vẫn run lắm, sau đó thì leo lên chỗ cao nhất của cột buồm (cao khoảng 50m tính từ boong)…  nhiều người sợ quá không dám leo luôn. Sau đó leo xuống nghỉ, nghe hướng dẫn tiếp. Sau khi nghe hướng dẫn, nhóm lại leo tiếp lần 2. Lần này mình chỉ leo ở khoảng giữa cột nhường cho mấy người khác leo lên cao. Sau đó thì nghỉ, lại đến giờ uống trà.
Sau khi uống trà lại nghỉ, khoảng thời gian nghỉ không ngủ thì nghịch vi tính, do không có mạng nên cũng chả muốn nghịch, nên ngủ :-P. 19h 30 ăn tối, sau đó lên boong tàu thể thao, ngắm biển. Thể thao thì cũng chỉ hít xà, nâng tạ hay hít đất, không có đá bóng, bóng chuyền như ở trường nên cũng ngứa chân ngứa tay.  Sau đó đi tắm, rồi nghỉ ngơi. 10h điểm danh xong, vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ. Kết thúc ngày thứ ba với nhiều điều thú vị như thế.
[còn tiếp]
Trích nhật kí của học viên Nguyễn Hữu Đại.

26.5.15
Vào lúc 16:00 ngày 25/05/2015 tại khách sạn Versailles, thành phố Vladivostok đã diễn buổi meeting kỷ niệm 125 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại chính khách sạn Versailles này, Bác Hồ đã dừng chân và nghỉ lại khi đến thăm thành phố Vladivostok trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước.
Buổi meeting đã diễn ra thành công trong không khí trang trọng với sự có mặt của bác Trần Duy Thi – đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại vùng Primorye, giáo sư Alexander Sokolovsky- giám đốc trung tâm văn hóa và giáo dục Việt Nam của ĐH tổng hợp liên bang đồng thời là Chủ tịch hội hữu nghị Việt - Nga tại vùng Primorye cùng nhiều khách mời từ phía lãnh đạo thành phố. Bên cạnh đó là sự góp mặt khá đông đủ của bà con Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại vùng Primorye, các sinh viên – học viên của trường Đại học Hàng hải quốc gia Nga Nhevelskoy cùng các sinh viên đến từ trường Đại học tổng hợp liên bang.
Meeting kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ là một sự kiện thường niên do Tổng lãnh sự quán Việt Nam cùng hội người Việt tại vùng Primorye tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ cũng như giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Năm 2015, cả nước ta cùng kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác, cho nên buổi meeting diễn ra có phần trang trọng hơn mọi năm.
Mở đầu buổi lễ, giáo sư Alexander Sokolovsky có bài phát biểu với phần giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua đó, ông đã giúp bạn bè người Nga hiểu hơn về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Tiếp sau đó là bài phát biểu của bác Trần Duy Thi với lời kêu gọi bà con tích cực làm ăn và động viên phong trào thi đua học tập, văn hóa thể dục thể thao của sinh viên.
Tiếp theo là một phần khá thú vị - phần trình bày một số tác phẩm trong tập thơ ”Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh do các sinh viên người Nga đến từ khoa tiếng Việt, trường ĐH tổng hợp liên bang trình bày. Ngay sau đó là lễ phát bằng khen cho các sinh viên đã xuất sắc đoạt giải trong cuộc thi viết về đất nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh do Tổng lãnh sự quán phát  động bằng cả tiếng Nga và tiếng Việt. Đặc biệt trong phần thi viết bằng tiếng Nga, ba học viên Việt Nam đến từ ĐH Hàng hải Nhevelskoy là Lê Nhật Minh, Phạm Văn Sơn và Trương Hiền đã lần lượt giành ba vị trí cao nhất.
Kết thúc buỗi lễ là phần đặt hoa tưởng niệm trước chân dung của Bác. Từng người con đất Việt cùng những người bạn Nga đã đến đặt hoa và lặng lẽ cúi đầu bên di ảnh của Người. Buỗi lễ đã kết thúc trong không khí trang nghiêm.

Bài viết bằng tiếng Nga: http://msun.ru/ru/news/id-3974


Một số hình ảnh của buổi lễ:







Người viết: Phạm Văn Sơn.

25.5.15
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5, tại Quảng trường trung tâm thành phố Vladivostok đã diễn ra cuộc thi hát đồng ca - hợp xướng với quy mô toàn khu vực Primorye mang tên “Biển hát”.
Cuộc thi này được tổ chức trong ngày lễ văn hóa Slavian của người dân Nga, vì thế đến với cuộc thi đa phần là những bản nhạc hợp xướng truyền thống và đặc trưng cho văn hóa của nước Nga. Đặc biệt năm nay, cuộc thi đón nhận một đoàn ca đến từ đất nước bạn – đoàn ca sinh viên đến từ Việt Nam  với nhạc phẩm “Thành phố miền Viễn đông”.
Nền văn hóa Nga, trải qua hàng thế kỉ cùng bao thăng trầm của đất nước, được đánh giá là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất của thế giới. Chính vì thế kho tàng những hiện vật lịch sử, thơ văn, và đặc biệt là nền âm nhạc từ rất lâu đã được lưu truyền qua bao thế hệ con người Nga. Nhưng trong thời đại mới, một đất nước có nhiều nền văn hóa du nhập như đất nước Nga, sự giao thoa và hòa lẫn giữa các nền văn hóa với nhau, điều đó có thể làm cho văn hóa dân tộc bị lu mờ hơn so với những cái mới hiện đại hơn. Chính những dịp lễ hội như thế này, bản sắc văn hóa Nga mới có dịp được biểu diễn và truyền ra công chúng.
Cuộc thi đồng ca “Biển hát” năm nay đón chào nhiều đoàn ca đến từ thành phố Vladivostok và các thành phố lân cận, với nhiều tiết mục đặc sắc ở mọi lứa tuổi. Những bộ trang phục, những nhạc cụ, những khúc ca được mang đến cho cuộc thi và cả quảng trường thành phố một không khí sôi nổi, vui tươi mà rất đậm bản chất Nga.
Đoàn sinh viên Việt Nam bao gồm 15 sinh viên dự bị đến từ trường ĐH Hàng hải Quốc gia Nga Nhevelskoy tham dự cuộc thi lần này với tinh thần giao lưu với những đoàn nước bạn. Ca khúc “Thành phố miền Viễn đông” được lựa chọn để dự thi bởi đây là một bản nhạc được viết nhằm ca ngợi tình hữu nghị giữa 2 thành phố biển Vladivostok – Hải Phòng. Với sự hướng dẫn của cô Lê Thị Mai Dung – đại diện Tổng lãnh sự quán, và sự chuẩn bị kĩ càng, đoàn hợp xướng đến từ Việt Nam đã tạo ấn tượng tốt cho Ban giam khảo cũng như khán giả ở quảng trường. Kết quả đoàn Việt Nam đã được trao giấy khen từ Ban tổ chức, với lời mời tham gia vào các kì lễ hội tới.
Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc thi:
big135263jpg34 16846
big135263jpg23 43a7a
big135263jpg35 a006c

big135263jpg18 4817c
big135263jpg12 1f592
11109310 926896677333637 5525485218069292906 o bb6f6
Tổng hợp từ Ban biên tập.

22.5.15
Hệ thống giáo dục tại trường ĐH Hàng hải MGU đặt ra nhiệm vụ là đào tạo những thuyền viên chuyên nghiệp, lành nghề, ngoài ra còn hướng đến các giá trị cuộc sống như bản thân, gia đình, tình yêu, văn hóa, tình yêu quê hương và đất nước. Câu hỏi được đặt ra là liệu có thể kết hợp được hai việc này thông qua những môn học trên giảng đường?
Để trả lời cho câu hỏi ấy, một tiết học đặc biệt đã được lập ra, và những học viên tham dự buổi học ấy đã cho ta câu trả lời rất lạc quan.

     Vào ngày 21/05/2015 tại trường ĐH Hàng hải Quốc gia Liên bang Nga, tp.Vladivostok đã diễn ra tiết học Anh văn do giảng viên Efanova Lyudmila Petrovna đảm nhiệm. Chủ đề tiết học ngày hôm ấy là "Ngày Chiến thắng 9/5" và nền giáo dục Hàng hải tại trường.
     Tiết học của nhóm 0312 - khoa Điện máy tàu - diễn ra gồm 6 học viên Việt Nam và 5 học viên Nga. Mục đích chính của tiết học nhằm phát triển các kỹ năng và thực hành khả năng nói tiếng Anh theo nhóm.
     Phần đầu của tiết học là một đoạn trò chuyện bằng tiếng Anh về việc ấm lên của thời tiết mùa hè. Sau đó, giảng viên và các học viên đã có một buổi trò chuyện bằng tiếng Anh về chiến thắng của nhân dân Xô viết trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại...
1 0d347
     Sau đó các học viên Việt Nam gồm Nguyễn Văn Kha, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Vũ Hiệp, Trịnh Quốc Vinh đã góp thêm phần sôi nổi cho tiết học bằng 2 bài hát "Ngày chiến thắng" và "Kachiusa" bằng 3 ngôn ngữ : tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt Nam.
5 33cb7
     Phần thứ hai của tiết học nói về chủ đề "Thuyền trưởng ". Phần này giúp các học viên thực hành nghĩ đoạn hội thoại và thực hành nói. Lớp học được chia nhóm một cách sáng tạo. Qua các đoạn hội thoại của từng nhóm, kiến thức tiếng Anh cả nhóm được mài giũa thêm. Bốn học viên Nga D. Altukhov, E. Korzhunov, D. Dobrynin, S.Golovanov dưới bài đệm guitar của học viên E.Kirik đã trình bày bài hát trong phim "Những đứa con của thuyền trưởng Grant" bằng tiếng Anh.
9 b0e35
     Nội dung tiết học được đánh giá là súc tích, độc đáo và có giá trị giáo dục cao.
     Một vài hình ảnh trong tiết học:
2 80d5c 6 baf39
8 8b945 10 86a41
Nguồn: msun.ru
Lược dịch: Ban Biên Tập (bbt@mguvla.net).


22.5.15

6 baf39

     Система духовно-нравственного воспитания в вузе ставит перед собой задачу научить молодое поколение следовать в жизни таким общечеловеческим ценностям, как человек, семья, истина, любовь, труд, знания, культу­ра, Родина, патриотизм. Возможно ли воспитание этих ценностей через предмет? Да возможно, и это ярко было продемонстрировано на открытом уроке английского языка.
     21 мая в МГУ им. адм. Г.И. Невельского прошел  открытый урок доцента кафедры Ефановой Людмилы Петровны. Тема урока: «День Победы (The Victory Day. The Maritime Education at the  Maritime State University named after adm. G.I. Nevelskoy).
     В нем приняла участие группа №0312 (6 – вьетнамцев, 5 – русских). Целью урока стало выявление особенностей восприятия английского языка при обучении курсантов бинарной группы и развитие навыков и умений разговорной речи на английском языке.
     Начался урок с разговорной разминки о погоде на английском языке. Далее состоялась беседа с курсантами на английском языке о победе советского народа в ВОВ. Курсант Чинь Куок Винь (TrinhQuocVinh) поделился своими впечатлениями о военном параде на Красной площади в Москве, где он присутствовал. Он рассказал о том, что видел ветеранов, видел президента В.В. Путина, который в своем выступлении сказал о светлом будущем России и россиян. Курсанта Чинь Куок Винь восхитила современная военная техника и патриотический дух российского народа. Он сказал, что вьетнамцы, также как и китайцы, и другие представители стран, прибывшие на военный парад в Москву, испытывали большую гордость за Россию. В своем рассказе  курсант подчеркнул, что обучение в МГУ им. адм. Г.И. Невельского для него и его вьетнамских друзей имеет особое значение, и он благодарен преподавателям Морского университета.
5 33cb7
     После вопросов Чинь Куок Винь исполнил песню «День Победы» на трех языках (русском, вьетнамском и английском). Затем четыре курсанта из Вьетнама Нгуен Ван Ха, Нгуен Ву Хиен, Ле Тхи Вань Ань, Нгуен Тхе Ань исполнили любимую песню «Катюша» также на трех языках.
     Вторая половина урока была посвящена теме «Командир судна». Урок был направлен на разговорную практику курсантов. Занятие проходило творчески. В разговорных диалогах оттачивалось знание английского языка. Русскими курсантами Д. Алтуховым, Е. Коржуновым, Д. Добрыниным и С. Головановым под сопровождение  гитариста Е. Кирика на английском языке была исполнена песня из к/ф «Дети капитана Гранта».  Занятие было насыщено, нетрадиционно  и имело большое воспитательное значение.
9 b0e35

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.