Bài viết thuộc chuyên mục "Văn hóa Việt-Nga"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Việt-Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Hòa chung không khí tưng bừng đón tết cổ truyền của Việt Nam, hằng năm các học viên trường Đại học hàng hải Vladivostok đều tổ chức một bữa tiệc đầm ấm và cùng nhau chào đón năm mới. Ngày 16/2/2018 tức mùng 1 Tết âm lịch tại hội trường nhà ăn trường Đại học hàng hải Vladivostok đã diễn ra chương trình chào xuân Mậu Tuất 2018.

Đơn vị học viên, sinh viên Việt Nam tại trường ĐH Hàng hải Vladivostok – LB Nga tưng bừng chào đón xuân Mậu Tuất 2018
Đến dự với chương trình có sự tham gia của các sinh viên, các học viên Việt Nam đang học tập tại trường. Đặc biệt là sự góp mặt của các vị khách mời người Nga là: thầy hiệu phó phụ trách đối ngoại, các thầy cô, các trưởng, phó phòng ban quản lí KTX, cuộc sống sinh viên.

Công tác chuẩn bị công phu cho chương trình đón tết đã bắt đầu từ vài tuần trước. Dù đón tết xa quê, điều kiện thiếu thốn nhưng cành đào, câu đối vẫn được những sinh viên, học viên khéo léo chuẩn bị đầy đủ. Bên cạnh đó là những tiết mục văn nghệ do các học viên thể hiện.
Mở đầu chương trình đón tết đồng chí Chu Đào Sơn Linh – bí thư chi đoàn cùng đồng chí Trần Diệu Hằng, đại diện ban thông tin lên phát biểu và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, các đoàn viên chi đoàn luôn đoàn kết, quan tâm giúp đỡ toàn thể đơn vị.
Tiếp nối chương trình là bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ” do học viên Nguyễn Be Ly của đơn vị trình bày.

Cũng tại buổi lễ, thầy Zhuravel Yurii Grigoreviv – hiệu phó nhà trường phụ trách đối ngoại cũng thay mặt ban giám hiệu nhà trưởng gửi lời chúc Tết tới toàn thể học viện Việt Nam. Thầy Yurii cũng hi vọng đoàn LHS luôn là một tập thể đoàn kết vững mạnh, giúp đỡ nhau trong khó khăn học tập và cuộc sống.

Tiếp theo là một tiết mục văn nghệ "Hoàng tử trong mơ" của học viên Vũ Hồng Phong trình bày.
Tiết mục văn nghệ "Unbreak my heart" do học viên Phạm Hoàng Thanh trình bày.

Các sinh viên Việt Nam cũng nhận được rất nhiều lời chúc từ các khách mời người Nga thể hiện tình cảm thầy trò gắn bó.
Thông qua chương trình, các thầy cô giáo và bạn bè người Nga đã phần nào hiểu hơn về truyền thống lâu đời của Việt Nam là đón tết Nguyên Đán. Chắc chắn, những tiết mục văn nghệ, những món ăn đậm đà bản sắc Việt và hơn cả là không khí rộn ràng, tưng bừng cùng tình cảm ấm áp của những người xa quê hương cùng nhau đón tết đầm ấm sẽ để lại những ấn tượng khó quên trong lòng bạn bè quốc tế. Một mùa xuân mới sang, xin kính chúc mọi người sức khỏe dồi dào, vạn sự sự như ý và thật nhiều thành công mới.
Tác giả: Nguyễn Đại Hoàng
Một số hình ảnh của chương trình


Ngày 21-02 vừa qua, các giảng viên quản lý hoạt động quốc tế tại trường Đại học Hàng hải quốc gia LB Nga mang tên đô đốc Nhevelskoy đã tổ chức lễ hội "MASLENITSA" dành riêng cho sinh viên nước ngoài nhằm tôn vinh các giá trị tôn giáo đã từ lâu mang lại bản sắc đa văn hóa cho cường quốc liên bang.



  Theo truyền thống, lễ hội "MASLENITSA" bắt đầu vào thứ Hai. Nhằm duy trì truyền thống này từ thế kỉ thứ II tới nay, ngày 20-02 dưới sự chỉ đạo của trưởng ban tổ chức các sự kiện Spilevoy L.S. và giáo viên dạy tiếng nước ngoài Kiva L.A., các sinh viên ngoại quốc và sinh viên Nga đã được thưởng thức bánh nướng Nga. Trong bữa tiếc thiếu "gia vị" truyền thống bánh"bờ-lin" là một thiếu sót khá đáng tiếc. Bánh bờ-lin mang hương vị riêng và là được coi là đặc sản, rất được người Nga coi trọng!
  Ngày thứ ba theo truyền thống là ngày những người trẻ tuổi gặp nhau để tìm một người bạn đời. Họ cùng đi xe xuống đồi, thưởng thức ăn bánh trái. Trong suốt tuần kỉ niệm ngày truyền thống, thì vào thứ 3 lễ hội "MASLENITSA" được tổ chức cho các sinh viên ngoại quốc tại trường.
  Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những cơn gió lạnh thấu, các sinh viên, giảng viên và nhân viên đã cùng xuống biển, nặn các hình nộm mang nội dung về lễ hội. Đồ ăn đặt trên bàn, thêm một ấm đun nước, một cái bát gỗ, trà nóng theo đúng phong cách truyền thống.
Khi bắt đầu tham gia, các học viên ngoại quốc tỏ ra khá e dè với thời tiết lạnh giá. Nhưng vài phút sau, họ đã quên mất cái lạnh và bắt đầu tham gia chơi trò chơi dân gian: chạy bằng chổi, nhảy với bóng, kéo co...
Tất cả đều vui mừng khi thấy hình nộm hoàn chỉnh, đó là lời khẳng định của một mùa xuân ấm áp đang về. Và tất nhiên, tất cả mọi người đã cùng  ăn bánh, quây quần bên đóm củi cháy rực lửa và uống li trà nóng.
Mùa đông tại Vladivostok thật dài - những ngày ấm áp của mùa xuân thật ít, vì vậy chúng ta cùng chờ đón nó và cùng cầu nguyện một mùa xuân thật ấp no, hạnh phúc muôn nơi!
                                                                                         Dịch bài: Nguyễn Đại Hoàng (BBT)
Một vài hình ảnh buổi lễ: 


Ngày 13/02 vừa qua, hai học viên khoa lái năm 4 Võ Quang Huy và Ngô Quang Hưng đã tham gia sự kiện văn hóa quan trọng của tp. Vladivostok và vùng Viễn đông  – buổi giới thiệu sách: Tuyển tập văn học vùng Viễn Đông (tập 1) trong đó bao gồm nhiều tác giả văn xuôi nổi tiếng.


Cuốn sách được xuất bản nhờ sự hỗ trợ tích cực từ quỹ "Thế giới Nga" chi nhánh vùng Viễn Đông và cũng chính ông Alexander Zubritskiy quản lý quỹ đã mời học viên trường đến tham dự buổi giới thiệu.
Đến với buổi giới thiệu sách hai học viên đã chuẩn bị một món quà đặc biệt gửi đến tất cả mọi người có mặt tại buổi chiều hôm đó. Họ bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay ủng hộ nhiệt liệt, đọc một trích đoạn "Cuộc sống là niềm vui" về biển của nhà văn Alexander Grinko với tất cả những cảm xúc, tâm trạng của một sinh viên năm tư đã trải qua những chuyến ra khơi, lênh đênh trên biển, để từ đó hiểu được cảm xúc của tác giả mô tả tâm trạng  khi thuyền chuẩn bị ra khơi.

Sự xuất hiện của học viên Việt Nam không chỉ gây ngạc nhiên cho những người có mặt tại buổi lễ mà còn gây bất ngờ cho ông Huỳnh Minh Chính, Tổng lãnh sự quán Việt Nam có mặt tại buổi hôm đó với vai trò khách mời danh dự.
Ngoài ra, đến với buổi tối hôm đó còn có sự có mặt của học viên năm 3 Nguyễn Sĩ Minh, người khao khát muốn tìm hiểu văn hóa Nga qua những bài văn trong thời gian rảnh của mình sau khi hoàn thành kì thi học kì. Bạn đã đến thư viện trẻ em vùng Primorye trong buổi ra mắt chương trình “Bản sắc dân tộc”. Nhiều vật dụng cổ xưa đã được giới thiệu tại buổi triễn lãm như: ấm đun nước nhiều năm tuổi, giầy dép, nhạc cụ cổ xưa của dân tộc Nga…

Học viên Việt Nam học tại trường Hàng hải không chỉ đạt kết quả cao trong học tập mà còn tích cực tham gia  các hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa Nga từ đó đưa mình tới gần với nước Nga, gần với văn hóa Nga, gần hơn với nơi đang sống và nuôi dưỡng họ.
Tác giả: Irina Trusova
Dịch bài: Bùi Văn Tú (BBT)

Một số hình ảnh của buổi sự kiện

















Múa ba lê (ballet) là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, được dàn dựng công phu kết hợp giữa lời ca, âm nhạc và diễn xuất.
Quê hương của ballet là đất nước Italia, được phát triển ở Pháp, nhưng phải tới khi đến Nga, loại hình nghệ thuật này mới thật sự thăng hoa và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Với những kỹ thuật tạo hình ấn tượng  hòa quyện với phần âm nhạc tuyệt vời, các vở ballet của Nga như Người đẹp ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ, và đặc biệt là vở Hồ Thiên nga đã trở thành những kiệt tác nghệ thuật sống mãi với thời gian.
Không nói đâu xa xôi, khi đến với vùng Vladivostok này, tất cả mọi người hoàn toàn có cơ hội đắm chìm trong những điệu múa ballet đặc sắc. Tôi và các bạn từng ghé thăm Nhà hát kịch ballet của thành phố. Nhà hát mang phong cách hiện đại và là một trong những nhà hát có trang thiết bị tốt nhất nước Nga. Những nghệ sĩ, đoàn vũ kịch và đội hợp xướng biểu diễn ở đây đến từ khắp nơi trên thế giới, đa số là người được giải thưởng các cuộc thi quốc tế và các giải thưởng chuyên nghiệp khác.
1
Khi bước chân vào Nhà hát, chúng tôi đều bị ấn tượng bởi kiến trúc của tòa nhà và cách bày trí rất sang trọng. Đội ngũ nhân viên phục vụ rất chuyên nghiệp. Những vị khách đến đây đều ăn mặc lịch sự và thanh nhã. Đứng trên hành lang rộng với ánh sáng tràn ngập, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng xen lẫn háo hức.
2
3
Vở ballet chúng tôi được xem mang tên “Le Corsaire”, một câu chuyện tình yêu giữa chàng hải tặc Conrad và nữ nô lệ xinh đẹp Medora. Medora bị bán cho một lão quý tộc giàu có, cùng với những cô gái trẻ đẹp khác. Conrad vô cùng đau khổ, anh trải qua một giấc mơ thần kỳ mà ở đó anh được gặp lại tình yêu của mình. Khi tỉnh giấc, anh biết chắc rằng anh không thể sống thiếu nàng. Và sau đó hành trình giải cứu được bắt đầu… Diễn biến câu chuyện được thể hiện qua những bước nhảy của vũ công, mềm mại và uyển chuyển, lôi cuốn và đam mê. Theo tiếng nhạc của dàn giao hưởng, chúng tôi có khi cảm thấy hồi hộp, khi tức giận, từng dòng cảm xúc như được hòa quyện và như sống cùng với các vũ công trên sân khấu. Và khi buổi diễn kết thúc, tràn ngập gian phòng là tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả, những người đang mang trong mình tâm trạng của chính nhân vật trong câu chuyện.

5
6
7
Những động tác bay bổng của vũ công đã khiến chúng tôi, những người lần đầu xem ballet, cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của môn nghệ thuật này. Nhất định chúng tôi sẽ trở lại Nhà hát một lần nữa, để có thể thưởng thức những vũ điệu ballet tuyệt đẹp, và được đắm chìm trong làn cảm xúc rất Nga mà không phải nơi đâu cũng nhận thấy được.
DSCN3004 Viết bởi: Phạm Hoàng Thanh

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.