Nước Nga và tiếng Nga dưới góc nhìn học viên Việt Nam

1.11.16


Từ ngày 28 đến 31 tháng 10 năm 2016, học viên trường Đại học hàng hải Vladivostok Nguyễn Hải Khánh và Trịnh Quốc Vinh đã tham dự hội nghị khoa học thực tiễnNước Nga thế kỷ 21” lần thứ chín. Sống và học tập tại Nga khá lâu, hai học viên đã kể cho những thành viên cùng tham dự về trải nghiệm của chính bản thân mình.

     Khuôn khổ diễn đàn dành cho 50 sinh viên, nghiên cứu sinh, thạc sỹ trẻ đến từ  Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Syria, Indonesia đã được diễn ra tại trường Đại học liên bang Viễn Đông FEFU.

     Học viên khoa Điều khiển tàu biển năm 5 Nguyễn Hải Khánh và học viên năm 3 khoa Điện tàu biển Trịnh Quốc Vinh đã thuyết trình bài báo cáo của mình trong phiên hội thảoTiếng nga và văn hóa trong con mắt những nhà nghiên cứu trẻ: Các vấn đ và viễn cảnhcủa hội nghị dưới sự tài trợ của quỹThế giới Nga”.


     Các học giả trẻ đến từ Vladivostok, Barnaul, Perm và Tomsk đã thảo luận các vấn đ liên quan đến sự phát triển của tiếng Nga và văn hóa Nga trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, cùng với đó là các phương diện khác nhau của văn phong nói chuẩn mực trong giới trẻ, sự giao thiệp giữa các nền văn hóa, đặc trưng văn hóa Vladivostok. Điều tiết diễn đàn lần này là ông Alexander Nikolaevich Zubritskiy, chủ nhiệm chi nhánh vùng Viễn Đông quỹThế giới Ngavới sự tham gia của các giám khảo là các nhà Nga học đến từ các trường đại học vùng viễn Đông.

    Học viên Trịnh Quốc Vinh đã chuẩn bị bài báo cáoVăn hóa Nga trong con mắt một người trẻ Việt Nam”, trong đó kể về từng giai đoạn trong cuộc sống tại nước Nga của mình. Nội dung chính của bài báo cáo  nói về việc học tập tại trường đại học hàng hải Vladivostok và các kỳ thực tập trên biển (trong đó  có lễ hội đua thuyền buồm SCF tại biển Đen năm 2016). Cũng như là chuyến du lịch quanh nước Nga, trong khoảng thời gian đó học viên đã có mặt tại quảng trường Đ vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945 và tham quan các cố đô cổ trong vành đai vàng của Nga. Từng giai đoạn sống của học viên tại Nga đã đưa học viên tiếp cận văn hóa Nga, các thành phố của Nga, con người Nga một cách gần gũi và thân thiện hơn. “Đôi với tôi, văn hóa Nga là các ngày lễ: Ngày lễ Chiến thắng, năm mới, giáng sinh; là thiên nhiên nước Nga, là các truyền thống hàng hải, là các thành phố tại Nga, là các nhà thờ cổ kính và hơn hếtchính là con người Nga, sự tốt bụng, vị tha và tính cách yêu hòa bình của họ” – học viên Vinh đã tóm tắt như vậy trong bài báo cáo của mình.

     Các giám khảo và thành viên tham dự phiên hội thảo đã theo dõi bài báo cáo của Trịnh Quốc Vinh với sự thích thú không kém phần tò mò. Bởi xuyên suốt bài báo cáo đầy thú vị bằng giọng tiếng Nga rành rọt của mình, phần thuyết trình của học viên được dẫn bằng một bài trình chiếu đặc sắc, trong đó là tập hợp những hình ảnh từ đời sống thiếu sinh quân, từ những kỳ thực tập, từ những chuyến đi quanh vùng Viễn Đông (tp.Petropavlovsk-Kamchatsky và tp.Nakhodka ) và chuyến du ngoạn đến trung tâm của nước Nga: lễ diễu binh trên Quảng trường Đ, các mái nhà thờ cổ Vành đai vàng, bảo tàng, mộ nhà văn Lev Tolstoy, … Những thành viên tham dự phiên hội thảo đã có phần ngạc nhiên bởi chỉ trong vòng 3 năm sống tại nước Nga, học viên Vinh đã khám phá được nhiều điều hay và mới lạ.

     Gây hứng thú không kém cho phiên hội thảo phải kể đến là bài báo cáo của học viên Nguyễn Hải Khánh. Hiện đang học năm cuối tại trường, Hải Khánh biết rõ những điểm đặc sắc của tiếng Nga, vì thế Khánh đã quyết định chia sẻ cùng các thành viên tham dự phiên hội thảo về những khó khăn của người ngoại quốc, về những nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình học của mình, và về những mặt lợi thế khi biết tiếng Nga dành cho người ngoại quốc. Trong bài báo cáo của mình, Nguyễn Hải Khánh đã trình bày một vài phương pháp tự học tiếng Nga tốt, được rút ra từ kinh nghiệm chính bản thân mình. Các phương pháp ấy, ví dụ như là, du lịch vòng quanh nước Ngaphương pháp thú vị nhất, theo suy nghĩ của Hải Khánh, người không lâu trước hội thảo đã đi dọc chiều rộng nước Nga theo tuyến đường sắt xuyên Sibir. Song, trả lời cho câu hỏi của ban giám khảo, Nguyễn Hải Khánh đã chỉ ra phương pháp học tiếng Nga hữu hiệu nhất là tự “đắm mình trong tiếng Nga”. Và chính học viên đã trải nghiệm phương pháp này cho bản thân mình, qua việc học 6 năm trong môi trường những thiếu sinh quân Nga.


     Phiên hội thảo diễn ra trong vài giờ, và kết thúc trong bầu không khí tranh luận đầy hứng thú và sôi nổi. Thật tiếc vì nề nếp của cuộc sống thiếu sinh quân đã không cho phép 2 học viên tham dự đến phút chót phiên hội thảo, nhưng những phần trình bày của họ cùng các thí sinh khác đã đạt đến mức đ khoa học, cùng có lợi chung cho cả hai bên. Phần thuyết trình của 2 học viên đã được ủng hộ bằng những tràng pháo tay. Và bài báo cáo của học viên Nguyễn Hải Khánh Tiếng Nga trong con mắt người ngoại quốctheo quyết định chung của ban giám khảo đã vinh dự đoạt giải nhì.


     Vào ngày 30/10/2016 tại buổi lễ trao giải kết thúc hội nghị Nước Nga thế kỷ 21” Nguyễn Hải Khánh, Trịnh Quốc Vinh cùng các thí sinh còn lại đã nhận giấy chứng nhận cùng những phần quà đến từ quỹ Thế giới Nga”. Nhưng hơn hết các học viên đã nhận được những kinh nghiệm mới và quý báu khi thuyết trình một cách khoa học trong một hội thảo tiếng Nga và sự vui thích qua các phần trình bày. Một lần nữa, tôi muốn chúc các học viên không dừng bước trên con đường đã chọn này con đường đến với khoa học !



Hình ảnh FEFU.PHOTO.

I.S. Trusova , phó khoa tiếng Nga đại học hàng hải Vladivostok

01 tháng 11 năm 2016
Chuyên mục:

Đăng nhận xét

[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.